Độ pH của da được hình thành từ các chất nhờn tiết ra từ tuyến bã nhờn và mồ hôi tiết ra từ tuyến mồ hôi và dao động trong khoảng từ 4 đến 6,5. Đây là độ pH cân bằng, yếu tố quan trọng giúp da chống đỡ vi khuẩn và nấm. Duy trì sự cân bằng độ pH cho da là điều cần thiết để giảm thiểu tối da các tác động khiến làn da bị hư tổn.

Làn da của con người mang tính axit. Độ pH của lớp ngoài cùng (hay còn gọi là lớp sừng) của da có độ pH dao động từ 4 đến 6, các chuyên gia da liễu gọi đây là lớp vỏ axit. Theo Joshua Zeichner – Giám đốc nghiên cứu mỹ phẩm và lâm sàng của Bệnh viện Mount Sinai – New York thì độ axit trên da giúp duy trì chức năng hàng rào da và các bộ phận cơ thể để tránh nhiễm trùng.

Có 2 yếu tố chính làm thay đổi tính axit của làn da, đó là: 

– Xà phòng: thường có tính kiềm. Một nghiên cứu của Mỹ đã chỉ ra rằng các bệnh nhân dùng xà phòng có tính kiềm sẽ bị hiện tượng break-out (kích ứng) nhiều hơn những người dùng xà phòng có tính axit. Vì thế, bạn hãy chọn cho mình các loại xà phòng có độ pH trung tính để tránh kích ứng cho làn da.

– Lão hoá: đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng duy trì nồng độ axit của cơ thể. Đó chính là lí do tại sao mà da hay bị khô hoặc ngứa. Trong trường hợp đó, việc sử dụng các chất dưỡng ẩm mang tính axit như axit lactic có thể làm giảm nồng độ pH và tăng cường sản xuất các chất dưỡng ẩm tự nhiên cho da.

tai-sao-ta-phai-can-bang-do-ph-cho-da-1

Da khoẻ có độ PH trong khoảng axit yếu để vi khuẩn không thể phát triển, như vậy độ pH này có vai trò bảo vệ da khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn. Nếu da có tính kiềm, vi khuẩn sẽ sinh ra từ lớp chất nhờn, khi đó bạn sẽ bị viêm da và xuất hiện các vùng da bị mẫn cảm. Lúc này cần chọn một loại sữa rửa mặt có tính axit (nghĩa là có độ PH thấp) để ngăn độ pH của da hướng về tính kiềm.

Một làn da khỏe là làn da có khả năng tự trung hòa tính kiềm. Hầu như khi da khỏe, độ pH chuyển sang tính kiềm sẽ lập tức trở về tính axít yếu ngay. Ví dụ như khi rửa mặt bằng xà phòng, da sẽ có tính kiềm, nhưng sẽ trở về trạng thái ban đầu là tính axít yếu mặc dù không có sự chăm sóc đặc biệt nào.

Da của trẻ sơ sinh luôn có độ pH gần với độ pH trung tính là 7 nhưng ở dạng dư axít. Chính chất axít này giúp tiêu diệt vi khuẩn trên da.

Khi trưởng thành, độ pH trên da tăng lên (7-14) da trở nên kiềm hóa, khiến cho vi khuẩn và nấm có điều kiện phát triển.

Bình thường, trên da luôn tồn tại một số loại vi khuẩn và nấm không gây hại. Nhưng khi bạn sử dụng xà phòng để rửa mặt, chất tẩy mạnh trong xà phòng sẽ lấy đi chất nhờn và độ ẩm trên bề mặt da, làm biến đổi độ pH, tạo ra độ kiềm 7-12. Khi độ pH bị mất cân bằng (độ kiềm tăng), da mặt rất dễ bị thương tổn như khô ráp, ngứa, nứt nẻ, nổi mụn hoặc mắc bệnh ngoài da. Hãy sử dụng những loại sữa rửa mặt có độ pH trung tính. Sau đó, dùng lotion mask để đưa độ PH trở lại trạng thái cân bằng.

Chế độ ăn ảnh hưởng không nhỏ đến độ pH. Nếu thấy da dư axít (pH dưới 7), hãy tăng thêm khẩu phần rau và trái cây. Ngược lại, với loại da kiềm hóa, nên bổ sung thêm chất đạm.

Bạn có thể tự kiểm tra độ pH bằng giấy quỳ tím. Nếu quỳ chuyển màu vàng có nghĩa là độ pH thấp, chuyển sang màu xanh da bạn đang bị kiềm hoà.

tai-sao-ta-phai-can-bang-do-ph-cho-da-2

Tóm lại, muốn giữ làn da khỏe đẹp, bạn cần tạo độ cần bằng pH cho da. Sau đây là một số lưu ý khi dưỡng da để cân bằng độ pH:

– Sử dụng sữa rữa mặt dịu nhẹ.
– Sử dụng toner không có cồn.
– Tránh rửa đi rửa lại quá nhiều nước dù mặt bạn đã sạch bọt rửa mặt vì nước có PH 7.
– Tránh sử dụng các sản phẩm có hóa chất mạnh như SLS hay SLES.
– Ăn uống đầy đủ, có một chế độ ăn uống có chứa các loại trái cây và rau quả có AHA.

Theo tinlamdep.com