Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sự phát triển, diễn biến của dấu hiệu tăng đường huyết. Người thường xuyên tăng đường huyết cần chú ý đến những thực phẩm bổ sung hàng ngày cũng như cách chế biến chúng:

Người tăng đường huyết nên ăn gì?

– Nhóm thực phẩm đường bột: Hạn chế ăn cơm, khoai, sắn. Ăn thực phẩm đường bột ít đường gồm đậu đỗ, ngũ cốc nguyên hạt, gạo còn vỏ cám, rau củ quả… tốt cho sức khỏe, hạn chế việc tăng đường huyết. Chú ý, chỉ nên chế biến bằng các phương pháp như hấp, luộc, nướng, hạn chế chiên, xào. Nếu người bệnh tăng đường huyết ăn khoai sắn thì nên giảm hoặc cắt cơm.

– Các loại thịt nạc: các loại thịt nạc như thịt gia cầm bỏ da, thịt bỏ mỡ, cá… bổ sung protein, hạn chế béo phì và các bệnh tăng đường huyết.

– Chất béo không bão hòa: Chất béo không bão hòa có trong đậu nành, dầu cá, vừng, dầu olive được ưu tiên trong chế độ ăn cho người tăng đường huyết.

– Bổ sung chất xơ: các chất xơ đặc biệt chất xơ từ rau, hoa quả giúp kiểm soát tốt lượng đường, hạn chế đường trong máu tốt. Khi chế biến không nên cho các loại sốt ngọt, kem vào.

Theo viện dinh dưỡng quốc gia, người tăng đường huyết nên bổ sung tỷ lệ giữa các thành phần trong bữa ăn hàng ngày sau để ổn định lượng đường trong máu, cụ thể gồm:

– Protein: lượng protein ở người có triệu chứng tăng đường huyết nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.

– Lipit: Tỷ lệ chất béo ở người tăng đường huyết nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, cũng cần chú ý tỷ lệ này không nên vượt quá 30%, hạn chế các axit béo bão hòa để ổn định đường huyết và hạn chế các nguy cơ xơ vữa động mạch.

– Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp cho người tăng đường huyết nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như : gạo lứt, bánh mì đen,yến mạch, các loại đậu nguyên hạt…

Người tăng đường huyết nên kiêng gì?

– Hạn chế thực phẩm quá nhiều tinh bột như gạo trắng, miến, bột sắn dây…

– Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol không tốt cho sức khỏe, bệnh đường huyết và tim mạch.

– Hạn chế thực phẩm như thịt mỡ, nội tạng động vật, da gia cầm, các loại ke, mứt, siro, nước ngọt có ga…

– Hạn chế các loại hoa quả sấy, mứt hoa quả bởi lượng đường trong các thực phẩm này rất cao.

– Tránh ăn quá nhiều trong một bữa khiến đường huyết tăng đột ngột.

– Vận động nhẹ sau khi ăn, tránh nằm, ngồi.

Khi mắc bệnh tiểu đường gây tăng đường huyết, chế độ ăn uống, luyện tập cần thực hiện theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa. Đảm bảo thực hiện theo đúng phác đồ điều trị giúp tránh tình trạng bệnh.

BẠN CẦN TƯ VẤN, HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI

0966.100.300 – 0969.100.300
0973.511.400 – 0962.200.40