Chọn Máy Mà Bạn Cảm Thấy Càng Ít Đau Khi Lấy Máu Càng Tốt

Hầu hết các dụng cụ đo lượng đường trong máu được đo bằng cách chích vào đầu ngón tay bằng mũi kim. Tuy nhiên, đối với những người đo một ngày nhiều lần thì cơn đau này có thể khiến bạn căng thẳng. Vì vậy, chúng tôi sẽ giới thiệu những điểm lựa chọn loại máy không gây đau đớn.

Khó Gây Đau Nếu Máy Có Thể Đo Được Với Một Lượng Mẫu Máu Nhỏ

Hãy chọn loại máy đo đường huyết cần một lượng máu (mẫu máu) để do càng ít càng tốt. Một lượng máu từ 0.4 đến 0.6 μl(microlite) là tốt nhất đối với chiếc máy đó đường huyết lý tưởng. Nếu chiếc kim bạn sử dụng có thể lấy máu từ các mạch mao mạch gần bề mặt da, khi đó kim sẽ chỉ cần chích nhẹ trên bề mặt và cơn đau sẽ ít hơn.

Tuy nhiên, vì lượng máu có thể lấy từ mao mạch là ít, dụng cụ đo đòi hỏi nhiều mẫu thử sẽ đâm kim sâu hơn. Do đó, nếu bạn có thể đo với càng ít mẫu càng tốt, khi đó bạn cũng sẽ không cảm thấy đau nữa.

Lý Tưởng Nếu Có Thể Lấy Máu Từ Các Bộ Phận Khác Ngoài Đầu Ngón Tay

Nếu bạn dễ bị đau, bạn nên chọn loại máy có thể lấy máu ở vị trí khác ngoài ngón tay, ví dụ như lòng bàn tay, cẳng tay, bắp tay, đùi. Bạn dễ có cảm giác đau đớn khi bị tổn thương ở các đầu ngón tay, nhưng vì sự thay đổi đường trong máu xuất hiện rất nhanh trên mao mạch ở đầu ngón tay nên đó là nơi tốt nhất để đo chính xác số liệu đường huyết.

Mặc dù theo như nhận xét của nhiều người mẫu máu lấy từ các vị trí khác ngoài đầu ngón tay có thể không có được kết quả chính xác, nhưng gần đây cũng đã xuất hiện nhiều loại máy khắc phục được tình trạng trên.

Vì bạn sẽ cảm thấy bớt đau đớn hơn khi lấy máu ở những nơi như bắp đùi và lòng bàn tay, vậy hãy chọn loại máy đo huyết áp với mẫu máu lấy từ các bộ phận này nếu máy có khả năng cho ra kết quả chính xác.

Nên Chọn Loại Dễ Dùng, Đặc Biệt Cho Cả Người Lớn Tuổi

Bạn không thể đo đường huyết bất cứ lúc nào khi đang làm việc tại công ty hoặc đến một nơi nào đó. Với những người đang làm việc, những người có ít thời gian rảnh rỗi thì loại máy có khả năng đo trong một thời gian ngắn và có thể đặt nhẹ mà cũng đo được là tốt nhất. Nếu chỉ mất khoảng 5 giây từ khi bắt đầu đo đến khi có kết quả, bạn có thể sử dụng máy lúc bạn đang trong nhà vệ sinh.

Ngoài ra nếu máy chỉ cần đặt nhẹ mà cũng đo được, ngay cả những người lớn tuổi không quá giỏi sử dụng máy móc cũng có thể xử lý một cách dễ dàng. Vì vậy hãy kiểm tra phương thức hoạt động và cách sử dụng trước khi đặt mua.

 

Chọn Loại Có Màn Hình Hiển Thị To Rõ, Dễ Xem

Với chiếc máy có màn hình lớn cùng với các con số hiển thị to rõ, bạn có thể kiểm tra kết quả đo mà không bị nhầm lẫn. Do đó hãy chọn sản phẩm dễ nhìn thấy các con số để kiểm tra chính xác và dễ nhìn.

Nếu sản phẩm là loại có màu sắc thay đổi theo từng kết quả đo, ví dụ như lượng đường trong máu thấp và cao, sẽ rất thuận tiện vì bạn ngay lập tức có thể đánh giá sự thay đổi mức độ đường trong máu. Ngoài ra còn có các loại dễ nhìn thấy với dữ liệu chi tiết và đầy đủ màu sắc.

Chọn Máy Đo Đường Huyết Có Thể Lưu Lại Kết Quả

Những người cần kiểm soát đường huyết chặt chẽ, chẳng hạn như tình trạng tăng đường huyết kéo dài, số lần đo trong ngày sẽ nhiều hơn. Trong những trường hợp như vậy, bạn hãy chọn một thiết bị có dung lượng lưu trữ dữ liệu lớn để bạn có thể xem và ghi lại sau đó.

Bạn có thể kiểm tra lại số liệu về lượng đường huyết trong khoảng thời gian từ 30 đến 90 ngày trước, và cũng thật thuận tiện khi bạn có thể ghi lại dữ liệu của một ngày vào mỗi buổi tối. Bằng cách theo dõi số liệu hàng ngày, bạn có thể điều chỉnh lối sống thích hợp để có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Đừng Quên Chi Phí Của Các Dụng Cụ Đính Kèm

Hầu hết các dụng cụ đo lượng đường trong máu sẽ phải thay thế kim chích máu và que thử đường huyết sau mỗi lần sử dụng. Vì một chiếc kim và que thử sẽ được dùng trong một phép đo, nên sẽ tiết kiệm hơn nếu bạn chọn một chiếc máy có chi phí thấp cho các vật phẩm này.

Đối với những người đang điều trị để giảm lượng đường trong máu hoặc người bị bệnh tiểu đường trong khi mang thai, vật tư tiêu hao như kim và que thử, bao gồm cả máy đo đường huyết, có thể nằm trong phạm vi chi trả của bảo hiểm, tùy loại bảo hiểm của bạn. Tuy nhiên, sẽ có giới hạn trên về phạm vi áp dụng, vì thế hãy liên lạc với bác sĩ gia đình hoặc chính quyền địa phương nơi bạn sinh sống.

BẠN CẦN TƯ VẤN, HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI

0966.100.300 – 0969.100.300
0973.511.400 – 0962.200.400