Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (Glycemic index – GI) thấp có thể giúp ổn định đường huyết, kiểm soát bệnh tốt hơn và làm chậm các nguy cơ biến chứng.
Chỉ số đường huyết (GI) xác định một loại thức ăn khi vào cơ thể sẽ gây tăng đường huyết ít hay nhiều, được chia thành 3 nhóm gồm: thực phẩm chứa chỉ số GI thấp 55, trung bình 56-69, cao từ 70 trở lên.
- Nhóm tinh bột: Nên sử dụng các loại gạo xay xát dối, gạo lứt hoặc ngũ cốc nguyên cám kết hợp hoặc thay thế cho gạo trắng, bún phở, bánh mì trắng nếu muốn giảm chỉ số đường huyết.
- Tăng cường đạm thực vật như: ăn nhiều các loại đậu (đậu lăng, đậu xanh, đậu Hà Lan), các sản phẩm từ đậu (sữa đậu nành, đậu phụ…), hạt bí đỏ.
- Lựa chọn các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo như: thịt lợn/bò nạc, tôm, cua cá, thịt gia cầm như gà vịt bỏ da…
- Sử dụng dầu thực vật trong chế biến món ăn: Dầu đậu nành, dầu vừng, dầu oliu, dầu hạnh nhân, dầu óc chó…
- Ăn đa dạng các loại rau củ chứa nhiều chất xơ và vitamin C, có hàm lượng nitrat cao như: Đậu cove, xà lách, súp lơ, su hào, rau rền, cần tây, rau cải, cà chua… (khoảng 400 – 500g rau/ ngày).
- Sử dụng các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình: Thanh long, bưởi, ổi, cam, đu đủ, bơ, lê, mận, dâu tây, quả roi…
-
Chọn các loại sữa công thức chuyên biệt cho bệnh nhân tiểu đường.
- Bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất có tác dụng điều hòa đường huyết và tăng cường miễn dịch như: Kẽm, vitamin C, E, D, acid folic, Selenium…
- Lựa chọn ưu tiên khi chế biến thực phẩm cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.
- Nên tạo thói quen đọc nhãn thực phẩm, ghi chép nhật ký ăn uống, theo dõi lượng đường huyết kết hợp tập luyện thể dục thể thao.