1/ Tập thể dục cho trí óc

Não bộ chúng ta cũng giống như cơ bắp, cần được rèn luyện thường xuyên thì mới khỏe mạnh. Người cao tuổi có thể học giải ô chữ, chơi nhạc cụ hay đơn giản là thay đổi tuyến đường đi bộ mỗi ngày.

2/ Tích cực giao tiếp xã hội

Người cao tuổi dễ cảm thấy cô đơn lúc tuổi già, từ đó dẫn đến căng thẳng tinh thần – yếu tố nguy cơ gây suy giảm trí nhớ. Để cải thiện, bạn có thể dùng thời gian rảnh rỗi tham gia hoạt động tình nguyện tại địa phương, duy trì mối quan hệ với bạn bè lâu năm, giao tiếp với hàng xóm thay vì ở nhà một mình.

3/ Ngủ đủ giấc

Người cao tuổi thường không ngủ nhiều như trước, nhưng bạn vẫn cần đảm bảo mình ngủ sâu, ngủ đủ giấc. Giấc ngủ là khoảng thời gian để não bộ nghỉ ngơi, tái tạo lại các tế bào thần kinh và duy trì trí nhớ khỏe mạnh.

4/ Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Những món bạn ăn mỗi ngày quyết định rất nhiều đến mức glucose máu và sức khỏe trí não. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và tự xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả, cá và thịt ít béo…cũng như hạn chế thực phẩm chế biến sẵn hay ăn bên ngoài.

5/ Rèn luyện thể lực

Các hoạt động thể dục thể thao giúp điều hòa lượng máu lưu thông đi khắp cơ thể, trong đó có não bộ. Đây là tiền đề để bạn điều trị đái tháo đường và ngăn chặn tình trạng mất trí nhớ. Người cao tuổi nên chọn hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe chậm trong khoảng 30-45 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.