1. Không rửa mặt ngay sau khi nặn mụn.

Ngay khi nặn mụn, bạn không nên sử dụng sữa rửa mặt để làm sạch da. Bởi lẽ, các hoạt chất có trong sữa rửa mặt sẽ dễ khiến da xuất hiện cảm giác xót. Đồng thời sau khi nặn mụn, da sẽ trong trạng thái nhạy cảm rất dễ bị tổn thương nên việc dùng sữa rửa mặt sẽ gây ra những kích ứng không đáng có.
Bạn có thể dùng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý và lau nhẹ nhàng trên da, tránh dùng lực mạnh. Sau đó, bạn nên lau lại da bằng nước sạch để các gốc muối không khiến da bị khô và sạm màu dễ bắt nắng.

2. Hạn chế ra ngoài môi trường.

Khi tiếp xúc với khói bụi, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm cho làn da của bạn. Nếu bạn bắt buộc phải ra ngoài, hãy nhớ che chắn thật cẩn thận bằng khẩu trang.

3. Sử dụng các loại mặt nạ dịu nhẹ cho da.

Mặt nạ mật ong: Với khả năng kháng khuẩn cũng như đặc biệt hơn là se khít lỗ chân lông, mật ong sẽ cung cấp thêm cho da một hàng rào ngăn chặn các vi khuẩn cơ hội xâm nhập.
Cách thực hiện: Sử dụng mật ong thoa nhẹ nhàng trực tiếp lên vùng da mới được nặn mụn trong khoãng 10-20 phút. Sau đó rửa sạch lại với nước ấm.

4. Không nên trang điểm sau khi mới nặn mụn.

Các sản phẩm trang điểm với các hạt phấn nhỏ, có thể luồn lách vào trong vết thương khiến vết thương bị nhiễm trùng. Đồng thời, việc sử dụng nhiều sản phẩm để che phủ những nốt đỏ sau nặn mụn, sẽ khiến da bị ngộp. Điều đó không những làm kéo dài thời gian lành thương mà còn khiến da dễ viêm nhiễm.

5. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt.

Ở giai đoạn này, các loại hoa quả, rau xanh đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe làn da. Một bí quyết mà ít ai để í tới trong việc hồi phục sau khi nặn mụn chính là cung cấp đủ nước. Nước không những giúp trung hòa cơ thể, nó còn giúp việc chống thâm mụn trở nên hiệu quả hơn bội phần. Bên cạnh đó giữ một lối sống lành mạnh, tập những bài thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, tránh căng thẳng, stress sẽ giúp làn da của bạn khỏe mạnh.