1. Đã bị mắc bệnh Đái tháo đường rồi, tuyệt đối không được ăn đồ ngọt nữa

Chúng ta biết rằng bệnh Đái tháo đường tiểu đường là do nhiều gen di truyền, lối sống ít vận động và một số yếu tố khác. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường không phải trực tiếp do ăn đường. Khi bị mắc tiểu đường, điều trở ngại lớn nhất là suy nghĩ: Đã bị mắc Đái tháo đường rồi, tuyệt đối không được ăn đồ ngọt nữa. Điều đó hoàn toàn sai. Nếu bạn thích ăn bánh ga-tô, hãy thưởng thức chúng, chỉ có điều ăn ít hơn và ăn bánh ga-tô ít thường xuyên hơn mà thôi.

Mọi người mắc Đái tháo đường cũng như người thân thường nghĩ rằng “có một chế độ ăn chuyên biệt dành cho người tiểu đường” và nhất thiết tuân theo chế độ ăn đó. Sự thực thì mọi bệnh nhân tiểu đường chỉ cần tuân theo chế độ ăn khuyến cáo cho tất cả mọi người bình thường khác. Đó là chế độ ăn: nhiều hơn các loại hạt (đậu đỗ, lạc..); nhiều rau; sữa tách bơ; ít đồ béo động vật 4 chân; nên ăn dầu thực vật và cá; ăn đồ ngọt với số lượng vừa phải.

Khi tuân thủ chế độ ăn khuyến cáo thì không có nghĩa là đường máu sẽ không tăng. Nếu đã ăn uống theo chỉ dẫn của bác sỹ rồi mà đường máu vẫn tăng, bệnh nhân lại cảm thấy mình có lỗi?!. Chế độ ăn đúng đắn chỉ giúp đường máu ổn định hơn mà thôi. Còn để có mức đường máu tốt cần đến nhiều giải pháp khác nữa như tập thể dục, thuốc đúng liều lượng, đúng chủng loại

2. Tự ý ngừng thuốc

Tiểu đường là căn bệnh chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn, cần dùng thuốc lâu dài và suốt đời. Nhiều người bệnh sau khi dùng thuốc triệu chứng biến mất, đường huyết giảm đến bình thường, thường dừng lại vì cho rằng bệnh đã được chữa khỏi, không cần uống thuốc và duy trì chế độ ăn uống, tập luyện nữa. Khi ấy, đường huyết tăng cao trở lại, biến chứng xuất hiện, liều lượng thuốc dùng cũ không đủ, cần tăng liều, thậm chí cần phối hợp dùng nhiều loại thuốc hơn, khiến không chỉ cơ thể bị tổn hại, mà còn khiến chi phí điều trị tốn kém hơn nhiều.

3.Không tái khám

Đây là điều đại kỵ với người bệnh tiểu đường. Thử đường huyết có thể nắm được hiệu quả của thuốc, kết quả có được cũng là chứng cứ quan trọng để chọn thuốc và điều chỉnh liều lượng. Rất nhiều loại thuốc kích thích bài tiết insulin giảm dần hiệu nghiệm theo thời gian (mất hiệu nghiệm thứ phát). Nếu người bệnh không chú ý tái thử đường huyết định kỳ, tự cảm thấy là uống thuốc đều đặn, cảm giác cơ thể “ổn” nhưng nếu thuốc mất hiệu nghiệm thứ phát thì cũng như là không được điều trị, biến chứng xuất hiện thì lúc đấy, điều trị lại cũng khó khăn hơn nhiều.

4. Chỉ điều trị thuốc đái tháo đường mà không dùng các thuốc khác

Những bệnh nhân này chỉ điều trị thuốc đái tháo đường mà không dùng các thuốc khác như thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị rối loạn mỡ máu… vì cho rằng các thuốc này ít quan trọng.
Theo các nghiên cứu, khoảng 80% bệnh nhân đái tháo đường có kèm theo tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, rối loạn đông máu… và có tới 70% các bệnh nhân tiểu đường sẽ bị tử vong do các biến chứng tim mạch (nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não). Vì vậy, nếu chỉ kiểm soát tốt đường huyết đơn thuần sẽ không làm giảm được nhiều tỷ lệ biến chứng và tử vong.

5. Chỉ kiểm tra đường huyết trước khi ăn sáng

Ước tính có tới 90% số bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú không hề được đo đường huyết sau ăn để rồi phàn nàn rằng tại sao đường huyết của họ khá tốt mà vẫn bị nhiều biến chứng… Lý do là vì họ quên kiểm soát đường huyết sau ăn mà theo các nghiên cứu, những người bị tăng đường huyết sau ăn 2 giờ sẽ có nguy cơ gây biến chứng tim mạch nhiều hơn tăng đường huyết lúc đói.

BẠN CẦN TƯ VẤN, HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI

0966.100.300 – 0969.100.300
0973.511.400 – 0962.200.400