Giảo cổ lam

Giảo cổ lam xưa nay vẫn được coi là một loại dược liệu quý, có rất nhiều những loại giảo cổ lam khác nhau như giảo cổ lam 3 lá, 5 lá, 7 lá…, tác dụng của chúng cũng khác nhau trong đó giảo cổ lam 5 lá được nghiên cứu đầy đủ nhất. Nghiên cứu chỉ ra rằng giảo cổ lam có tác dụng trong giảm cholesterol máu, phòng vỡ xơ và lưu thông máu tốt, giữ huyết áp trong khoảng ổn định bình thường, tránh huyết áp cao cũng như huyết áp thấp, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, đái tháo đường, biến cố tim mạch nguy hiểm, xua tan căng thẳng mệt mỏi, tăng khả năng làm việc tốt hơn.

Cách dùng giảo cổ lam để có hiệu quả tốt không phải ai cũng biết. Đôi khi có dược liệu quý trong tay nhưng mọi người lại chế biến làm mất tác dụng của nó. Sau đây là những cách dùng giảo cổ lam phù hợp để vữa giữ tối đa chất lượng lại đơn giản.

Cách 1: Cho 20-25g giảo cổ lam tươi đã rửa sạch vào ấm đun cùng 1 lít nước sôi khoảng 15 phút rồi để nhiệt độ giảm đến âm ấm vừa đủ dùng mỗi ngày 2 cốc chia sáng trưa trước ăn khoảng 30 phút.

Cách 2: Dùng 4-10g giảo cổ lam đã phơi khô cho vào tách trà, hãm cùng 2 miếng cam thảo vì cam thảo giúp dẫn thuốc tốt hơn, nên hãm nước sôi để khoảng 5 phút rót ra uống. Ngày uống 2 lần và nên duy trì uống thường xuyên.

Lưu ý giảo cổ lam không nên uống buổi tối và cũng không nên dùng quá liều lượng đã hướng dẫn ở trên để an toàn và hiệu quả điều trị được tốt nhất, tránh tốn kém.

Cây xạ đen

Theo nghiên cứu của các bác sĩ đông y viện 108, cây xạ đen chứa rất nhiều flavonoid với tác dụng tiêu diệt tế bào xấu, các tế bào tăng sinh ác tính trong bệnh lý ung thư, quinnon ngăn chặn phát triển của các khối u, một số enzym giúp tăng cường chuyển hóa có lợi trong cơ thể… Chính vì những tác dụng trên mà cây xạ đen cũng được dùng là một vị thuốc nam để ổn định huyết áp.

Với các cách chế biến cây xạ đen dưới đây, bạn sẽ được bảo vệ sức khỏe, ổn định huyết áp, phòng bệnh ung thư, nâng cao sức khỏe.

Cách 1: hãm hoặc sắc 50g xạ đen khô với 1.5 lít nước sao cho sôi đủ 5 phút rồi dùng uống mỗi khi khát thay nước.

Cách 2: Sắc xạ đen khoảng 20-40g với 1.5 lít nước sôi tới khi thể tích cô đặc còn 500ml. Lúc này xạ đen sẽ sền sệt như dạng siro và bạn sử dụng chia 2 lần uống trong ngày. Ngoài ra vẫn cần bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể.

Bạn nên dùng xạ đen vào sáng sớm sau ăn khoảng 30 phút vì khi đó cơ thể hấp thu tinh chất xạ đen sẽ tốt nhất và quá trình phân bố đến cơ quan cũng tăng.

Xạ đen không chỉ giúp hạ huyết áp cho người huyết áp cao mà còn dùng được cho người huyết áp thấp tuy nhiên khi chế biến với người huyết áp thấp nên cho 2 lát gừng.

Cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu với các dưỡng chất như alkaloid, steroid, saponin, flavonoid, coumarin, tanin, phenol,… nên rất cần thiết với cơ thể đặc biệt là người ốm. Hoạt tính của Cỏ mần trầu rất tốt dùng trong chữa một số viêm (viêm tinh hoàn), chảy máu, đi tiểu ra máu, nứt môi, tóc gãy rụng, tóc bạc sớm, sưng vú ở phụ nữ đang cho con bú, sốt cao, tưa lưỡi, nóng trong người… Và điển hình nhất là dùng trong điều trị cao huyết áp.

Bài thuốc chữa huyết áp cao với cỏ mần trầu là: Dùng khoảng 500g cỏ mần trầu đã rửa sạch, thái nhỏ sau đó say hoặc giã nhuyễn rồi thêm khoảng 300ml nước ấm, lọc hoặc vắt lấy nước rồi uống mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng sau ăn khoảng 1h.

Bài thuốc này rất đơn giản nhưng được nhiều người đánh giá cao về tác dụng ổn định huyết áp của nó. Đặc biệt, mần trầu rất an toàn cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú nên đây là ưu điểm của cây thuốc do các đối tượng này rất ít lựa chọn khi chữa trị.

Chè dây

Ở vùng miền núi Tây Bắc có rất nhiều loại thảo dược quý giúp bảo vệ sức khỏe. Một trong số các loại thuốc quý đó là chè dây. Trong chè dây, thành phần chủ yếu là flavonoid và tanin, ngoài ra còn có hai loại đường là Rhamnose và glucose. Các thành phần này có tác dụng giúp chống viêm (viêm lợi, viêm dạ dày), khử khuẩn, giải độc mạnh, chữa mất ngủ, chữa huyết áp cao…

Để đạt được mỗi tác dụng trên thì chè dây phải được chế biến theo mỗi cách khác nhau. Trong chữa cao huyết áp người ta thường dùng chè dây sau khi thu hái, rửa sạch rồi phơi đến khô thì dùng để hãm với nước sôi, rồi uống như trà hàng ngày. Chè dây cũng có nhiều tác dụng thanh mát cơ thể như chè bình thường nên rất tiện lợi và an toàn.

Dây thìa canh

Tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì đều là những bệnh có liên quan mật thiết với nhau, hầu hết các bệnh nhân khi bị một trong ba bệnh mà không điều trị hoặc kiểm soát tốt sớm sẽ có nguy cơ bị các bệnh còn lại. Dây thìa canh có tác dụng trong phòng ngừa huyết áp bởi tác dụng chống rối loạn mỡ máu giảm cholesterol và cải thiện tốt đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường. Đó là tác dụng chính mà dây thìa canh thường được biết đến. Tuy nhiên, trên nhiều bệnh nhân tiền tăng huyết áp, khi dùng dây thìa canh để phòng ngừa cũng đã giúp huyết áp giảm từ từ về mức mục tiêu. Chính điều này đã mở rộng thêm nhiều tác dụng của dây thìa canh hơn như trị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, giảm nhiễm khuẩn, giảm béo phì, điều hòa và tăng cường miễn dịch rất hiệu quả.

Bài thuốc dùng dây thìa canh trong dân gian thường được lưu truyền là dùng cây tươi rửa sạch, phơi héo hoặc khô rồi mỗi ngày đun khoảng 50g dây thìa canh với 1,5 lít nước đun sôi khoảng 10 phút rồi để nguội vừa uống, dùng sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút là tốt nhất, vừa không ảnh hưởng đến tiêu hóa mà hiệu quả duy trì đường huyết và huyết áp cũng cao hơn. Đặc biệt tránh sử dụng dây thìa canh khi đói vì tác dụng hạ đường huyết của laoij thảo dược này, nếu uống lúc đói bạn có thể bị tụt đường huyết gây nguy hiểm đến cơ thể.

Những vị thuốc nam trong chữa tăng huyết áp nên được dùng duy trì thường xuyên và cần lưu ý liều lượng, các chế biến và thời gian dùng. So với các loại tân dược hay đông dược khác thì thuốc nam khá lành tính, dễ dung nạp và lại có nhiều tác dụng đi kèm. Mặc dù vậy vẫn không thể phủ định tầm quan trọng của tây y, nhiều bệnh nhân ở mức độ tăng huyết áp bệnh lý nên duy trì sử dụng thuốc tây và kết hợp những thuốc nam để huyết áp được kiểm soát tốt nhất. Lưu ý bạn hãy hỏi ý kiếm bác sĩ khi dùng kèm.

BẠN CẦN TƯ VẤN, HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI

0966.100.300 – 0969.100.300
0973.511.400 – 0962.200.400