Trong thời kỳ mang thai, phần ngực của người mẹ sẽ phát triển to hơn bình thường, đó là do sự kích thích đồng thời của tuyến yên, nhau thai sinh ra sữa, estrogen, progesterone để chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Ngoài ra, khi mang thai 3 tháng cuối, nhũ hoa người mẹ có nhiều thay đổi như : núm vú to ra, chuyển sang màu đen, quầng vú đậm màu hơn, đầu ngực thường tiết ra những giọt dịch loãng màu vàng gọi là sữa non. Sữa non chứa rất nhiều dinh dưỡng và khoáng chất, là thực phẩm vàng đối với trẻ nhỏ. Vì vậy để bảo vệ nguồn dinh dưỡng cho con, người mẹ cần lưu ý các phương pháp chăm sóc nhũ hoa trong thời kỳ thai sản như sau:
1. Trước và sau khi mang thai, phụ nữ nên lựa chọn và mặc áo nịt ngực thích hợp, để nâng ngực lên, tránh xệ ngực hay làm tổn thương mô ngực.
2. Bắt đầu từ tháng thứ 4 – 5 của thời kỳ mang thai, mỗi ngày nên dùng nước sạch rửa núm vú một lần, để loại bỏ những chất khô được tiết ra tích tụ trên núm vú, sau đó bôi lên một lớp kem dưỡng da để tránh nứt đầu vú khi cho con bú.
3. Nếu một số thai phụ có hiện tượng núm vú ở một bên hay cả hai bên bị lõm vào, nên sử dụng biện pháp xử lý kịp thời. Vì, hiện tượng lõm đầu vú sẽ ảnh hưởng đến việc bú sữa của trẻ sơ sinh. Trước tiên bà mẹ trẻ nên rửa sạch đầu vú và bầu vú. Đầu tiên là kéo lên xuống, sau đó là sang trái và phải, nhẹ nhàng kéo da quầng vú xuống phía dưới, sau đó thực hiện theo hướng ngược lại. Làm nhiều lần, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5 phút. Khi cho bú có thể dùng ngón trỏ và ngón giữa nâng phần quầng vú, để núm vú nhô ra, tạo điều kiện tốt cho trẻ bú sữa mẹ. Nếu không chú ý đến việc bảo vệ vú, đầu vú lõm vào trong, không những trẻ sơ sinh bú vú mẹ khó mà còn không thể có được chất dinh dưỡng đầy đủ, nguy hiểm hơn người mẹ mắc phải chứng viêm tuyến vú.
4. Thường xuyên dùng bông gòn sạch, nhẹ nhàng xoa núm vú và da ở phần quầng vú thúc đẩy cho da ở phần núm vú và quầng vú đầy lên, tăng tính chịu lực của núm vú và quầng vú đối với bộ máy kích thích khi cho bú.
5. Dùng tay xoa bóp nhẹ, điều này có lợi cho việc tăng cường khả năng kháng bệnh của vú, đồng thời làm tăng cường quá trình tuần hoàn bạch huyết và máu của vú, kích thích quá trình tuần hoàn bạch huyết và máu của vú, kích thích quá trình tiết sữa sau khi sinh