Giữ chỉ số đường huyết an toàn luôn là mong muốn của mọi người để bảo đảm được một sức khỏe tốt, đầy đủ năng lượng để sinh hoạt và thực hiện công việc.
Chỉ số đường huyết của cơ thể có một mức độ an toàn nhất định và khi nó tăng, giảm bất thường chứng tỏ sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Sự thay đổi chỉ số càng dao động mạnh thì sự nguy hiểm càng tăng. Vậy chỉ số đường huyết của bạn có đang thực sự an toàn hay không? Bạn có cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt không? Có những triệu chứng như thế nào để bạn biết được chỉ số đường huyết đang thay đổi tích cực hay tiêu cực? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin về chỉ số đường huyết an toàn.
Thế nào là đường huyết và chỉ số đường huyết an toàn?
Đường huyết là một thuật ngữ dùng để chỉ lượng đường trong máu của cơ thể người hay động vật. Lượng đường này cung cấp năng lượng và là nhiên liệu chính cho hoạt động của não bộ và hệ thần kinh.
Luôn có một mức an toàn nhất định của đường huyết trong cơ thể người. Nếu lượng đường huyết này tăng hoặc giảm ra khỏi mức an toàn thì tức là sức khỏe của bạn đang bị đe dọa.
Bao nhiêu là chỉ số đường huyết an toàn?
Lượng đường sẽ thay đổi vào nhiều thời điểm trong ngày nên tùy theo thời điểm mà bạn đo để lấy ngưỡng đường huyết an toàn khác nhau để so sánh.
Đo trước khi ăn: Chỉ số đường huyết dao động từ 90-130mg/dl (khoảng 5,0 – 7,2mmol/l)
Đo sau khi ăn 1-2 giờ: Chỉ số đường huyết nhỏ hơn 180mg/dl (khoảng 10mmol/l)
Đo trước khi đi ngủ: Chỉ số đường huyết dao động từ 110 – 150mg/dl (khoảng 6,0 – 8,3mmol/l)
Những chỉ số này là mức đường huyết an toàn được đưa ra theo nghiên cứu của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ.
Sự nguy hiểm khi chỉ số đường huyết tăng, giảm bất thường
Dù đường huyết thay đổi theo hướng tăng hay giảm thì đều nguy hiểm và gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe con người.
Lượng đường huyết thấp hơn so với chỉ số bình thường sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi thường xuyên và cảm thấy thiếu năng lượng mỗi khi hoạt động hay làm việc, thậm chí là ngồi không làm gì cả.
Khi chỉ số đường huyết tăng cao sẽ khiến cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể trở nên rối loạn. Các chất đều có sự chuyển hóa liên tục trong cơ thể thì lúc này lại không thể chuyển hóa như trong trạng thái bình thường được nữa.
Chính vì vậy, bạn cần kiểm soát được lượng đường huyết của bản thân để kịp thời điều chỉnh khi nó xảy ra thay đổi.
Có nên kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên không?
Câu trả lời là có.
Kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên, thậm chí là hàng ngày rất có lợi cho sức khỏe. Việc này giúp cho bạn trở nên chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như lượng đường huyết trong cơ thể.
Thường xuyên kiểm tra sẽ kiểm soát được nhanh chóng, sát sao sự thay đổi của đường huyết để chuyển đổi khẩu phần ăn hợp lý sao cho duy trì chỉ số đường huyết an toàn cho cơ thể. Đồng thời, bạn sẽ nhanh chóng phát hiện nếu lượng đường huyết thay đổi đột ngột để kịp thời khám chữa, giữ một sức khỏe tốt nhất.
Kiểm tra chỉ số đường huyết bằng cách nào?
Đi khám định kỳ tại bệnh viện. Nếu hàng tháng bạn đều đi khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe thì kiểm tra cả chỉ số đường huyết để đảm bảo sức khỏe cũng là một điều cần thiết. Các bác sĩ sẽ làm kiểm tra cho bạn và đưa ra một kết quả về chỉ số đường huyết chính xác nhất.
Nếu trước kia, mọi người chỉ kiểm tra chỉ số đường huyết tại bệnh viện khi đi khám bệnh thì hiện nay, bạn có thể làm việc này tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Bạn có thể mua máy đo đường huyết tại các cửa hàng chuyên dụng về thiết bị dành cho sức khỏe. Nhớ là nên chọn những cửa hàng chất lượng, bán sản phẩm chính hãng và uy tín như Siêu Thị Sức Khỏe Gia Đình để chọn được một sản phẩm tốt nhất.
Xem thêm: Những Loại Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Người Bị Tiểu Đường