Cao huyết áp hay còn gọi là tăng huyết áp (tăng xông) là một loại bệnh phổ biến là yếu tố gây nhiều biến cố tim mạch nguy hiểm, nhiều trường hợp tử vong, chiếm ít nhất 45% ca tử vong do bệnh tim mạch và 51% ca tử vong do đột quỵ.
Chính vì thế, tăng huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì không có triệu chứng cụ thể, khiến nhiều bệnh nhân không biết họ có bệnh nếu không đi khám.
>> Xem thêm: Nên theo dõi huyết áp tại nhà để phòng tránh nguy cơ tai biến
Cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp là một loại bệnh mạn tính do áp lực máu (trong quá trình tim bơm máu đi nuôi sống các bộ phận trong cơ thể) tác động lên thành động mạch tăng cao. Mức huyết áp từ trên 120/80 mmHg tới 139/89 mmHg được gọi là tiền tăng huyết áp (chứng tỏ có nhiều nguy cơ bị tăng huyết áp), huyết áp từ 140/90 mmHg trở lân được gọi là cao huyết áp.
Tăng huyết áp gây nhiều áp lực cho tim, có khả năng dẫn đến bệnh tim do tăng huyết áp, bệnh mạch vành. Tăng huyết áp cũng là một yếu tố nguy cơ chính trong: tai biến mạch máu não, suy tim, phình động mạch, bệnh thận mạn, và bệnh động mạch ngoại biên.
Nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp
Nguyên nhân gây tăng huyết áp được chia làm 2 loại : nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát và nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát.
Tăng huyết áp thứ phát:
- Bệnh thận: viêm thận mạn, viêm thận cấp, suy thận, thận đa nang, ứ nước bể thận, u tăng tiết renin …
- Nguyên nhân nội tiết: hội chứng Conn, hội chứng Cushing, phì đại tuyến thượng thận bẩm sinh, u tủy thượng thận: gây ra cơn tăng huyết áp sau đó huyết áp tự trở lại bình thường, tăng calci máu, cường tuyến giáp, bệnh to đầu chi.
- Bệnh tim mạch: hẹp đoạn xuống quai động mạch chủ: tăng huyết áp chi trên, chi dưới huyết áp lại thấp hơn, hở van động mạch chủ: huyết áp tối đa tăng, huyết áp tối thiểu giảm.
- Một số nguyên nhân khác: nhiễm độc thai nghén, bệnh tăng hồng cầu; nguyên nhân thần kinh(nhiễm toan hô hấp); do thuốc: sử dụng thuốc corticoid kéo dài, thuốc tránh thai… cũng khiến huyết áp tăng cao.
Tăng huyết áp nguyên phát (tăng huyết áp chưa rõ nguyên nhân)
Một số yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng tới bệnh tăng huyết áp: do hút thuốc lá, rối loạn chuyển hóa lipid, đái tháo đường, người cao tuổi trên 60 tuổi dễ bị tăng huyết áp, nam giới hoặc nữ giới đã mãn kinh, nghiện rượu bia, béo phì, ít vận động cơ thể hoạt động thể chất …
>>Xem thêm: Cách làm tăng huyết áp tạm thời: nhanh và hiệu quả
Cách phòng chống bệnh tăng huyết áp
Dùy trì cân nặng hợp lý
Những người thừa cân thường có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, chính vì thê, bạn cần duy trì cân nặng của cơ thể một cách hợp lý.
Ăn nhiều rau quả
Ăn nhiều rau quả luôn là cách duy trì sức khỏe, ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp.
Ăn nhạt
Áp dụng chế độ ăn ít muối là cách giúp bạn phòng chóng bệnh cao huyết áp hiệu quả nhất.
Tập luyện
Lên kế hoạch tập luyện thể thao từ 30 – 60 phút/ngày, 5 ngày 1 tuần sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, giảm huyết áp, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Hạn chế đồ uống có cồn
Sử dụng một lượng lớn đồ uống có còn cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp. Chính vì thế, hạn chế sử dụng đồ uống có cồn nếu bạn không muốn bị tăng huyết áp.
Giảm căng thẳng
Bị căng thẳng, áp lực trong một thời gian dài cũng là nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp. Hãy tập cho mình thói quen thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.
Không hút thuốc
Những người hút thuốc thường có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn rất nhiều lần so với người bình thường.
Kiểm tra nguồn nước dùng
Nếu trong nguồn nước gia đình bạn sử dụng có chưa lượng lơn natri sẽ làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp.
Chú ý lối sống
Lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa và giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.
Bên cạnh đó, bạn hãy trang bị cho gia đình mình một máy đo huyết áp Omron tự động để hằng ngày kiểm tra chỉ số huyết áp để biết cách điều chỉnh việc ăn uống, tập luyện, sinh hoạt cũng như phát hiện kịp thời nguy cơ bùng phát bệnh cao huyết áp.
>> Xem thêm: Tổng hợp các loại máy đo huyết áp Omron mới nhất hiện nay