Khi mang thai, ngoài cảm giác mệt mỏi vì ốm nghén, sự thay đổi của nhũ hoa cũng khiến không ít mẹ bầu căng thẳng, khó chịu. Dưới đây là một số thay đổi ở ngực và nhũ hoa phổ biến mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy trong thai kỳ:
To và nhạy cảm
Trong thời gian mang thai, ngực của bạn sẽ to ra gấp 1,5 lần trước khi mang thai. Không những vậy, bạn còn có thể cảm thấy đau tức, nhạy cảm và dễ cảm thấy đau rát khi đụng chạm.
Núm vú to và sậm màu
Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể khiến núm vú to dần và vùng da quanh núm vú cũng sẽ trở nên sậm màu hơn.
Rò rỉ sữa non
Trong thời gian mang thai, ngực của mẹ bầu cũng có thể rò rỉ sữa non, có màu vàng đặc ở ngay đầu ti.
Các tĩnh mạch tối lại
Các tĩnh mạch dọc theo vùng ngực có thể trở nên sẫm màu và hiện rõ hơn do lưu lượng máu lưu thông ở vùng ngực tăng lên.
Xuất hiện các hạt nhỏ li ti
Xung quanh quầng vú sẽ xuất hiện rải rác những nốt lồi nhỏ gọi là hạt Montgomery. Đây là những tuyến bã ở quanh quầng vú, chuyên sản xuất dầu trên bầu ngực. Sau này, khi bạn cho bé bú, em bé sẽ chạm môi vào những hạt Montgomery này để báo cho nhũ hoa tiết sữa, đồng thời những hạt này còn tiết ra mùi đặc trưng để giúp bé tìm đến đúng đầu ti mẹ.
Làm hồng nhũ hoa cho bà bầu từ những nguyên liệu thiên nhiên
Dầu dừa: Rửa sạch nhũ hoa của bạn bằng nước ấm để tinh dầu dừa có thể thấm tốt hơn vào cơ thể. Dùng 15ml tinh dầu dừa xoa đều lên nhũ hoa từ 15 đến 30 phút, dùng tay massage vùng ngực để cho tinh dầu dừa thẩm thấu vào da hoàn toàn. Rửa sạch nhũ hoa bằng nước ấm.
Chanh + bột nghệ: trộn 1 thìa cà phê nước cốt chanh và 1 thìa bột nghệ thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó, thoa hỗn hợp lên nhũ hoa, giữ trong khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch với nước. Làm 1 tuần 3 lần.
Mật ong: Trước khi tắm bạn lấy ngón tay trỏ cho vào 1 giọt mật ong nhẹ nhàng thoa đều khắp đầu nhũ hoa, kết hợp massage theo chiều kim đồng hồ trong vòng 5-10 phút. Việc làm này sẽ giúp máu huyết dưới da lưu thông tốt hơn, mật ong thẩm thấu sâu vào da, loại bỏ bụi bẩn, tẩy tế bào chết và bã nhờn. Từ đó, giúp giúp đầu nhũ hoa trở nên hồng hào hơn, sắc tố được cải thiện hơn.
Lưu ý: Tháng cuối gần sinh, không nên tác động vào vùng ngực và “nhũ hoa” bởi nếu không đúng cách có thể khiến co bóp tử cung gây chuyển dạ sớm. Khi massage vùng ngực, nếu thấy cảm giác căng tức ở bụng dưới từng cơn thì cần dừng lại ngay.
BẠN CẦN TƯ VẤN, HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI