Nhiều người vẫn còn chưa biết gì về chỉ số huyết áp và luôn tự đặt câu hỏi rằng chỉ số bao nhiêu được cho là cao huyết áp? Để giải đáp các thắc mắc xoay quanh chỉ số đo huyết áp và bệnh lý cao huyết áp, hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến các bạn những thông tin bổ ích bên dưới đây.
 

Huyết áp có hai con số:

 
  • Huyết áp tối đa hay tâm thu (ứng với số trên ở máy đo huyết áp)
  • Huyết áp tối thiểu hay tâm trương (ứng với số dưới ở máy đo huyết áp)
 
Chỉ số bao nhiêu được cho là cao huyết áp
 

Huyết áp bao nhiêu là bình thường?

 
Như vậy chỉ số huyết áp bình thường là dao động trong khoảng 90/60 mmHg đến 140/90 mmHg, nhiều người thừa nhận giới hạn trên của huyết áp bình thường ở người trẻ là 145/95
 
  • Chỉ số huyết áp  là thấp khi huyết áp tối đa < 90 hoặc huyết áp tối thiểu < 60
  • Chỉ  số huyết áp là cao khi huyết áp tối đa > 140 hoặc huyết áp tối thiểu > 90

Chỉ số bao nhiêu được cho là cao huyết áp

 
Cần rất thận trọng khi kết luận một người là bị tăng huyết áp và chỉ được khẳng định là bệnh khi tăng huyết áp là thường xuyên. Do đó phải đo huyết áp nhiều lần trong ngày (sáng, trưa, tối), theo dõi trong nhiều ngày. Phải đo huyết áp cả hai tay sau 5 phút nằm nghỉ và sau tối thiểu 1 phút ở tư thế đứng. Ở một số người, huyết áp có thể tăng nhất thời khi quá xúc cảm, stress, hoặc sau khi uống rượu, bia, sau tập luyện, lao động nặng… chẳng hạn.
 
Chỉ số bao nhiêu được cho là cao huyết áp
 
Đo cổ tay: Tư thế ngồi như đo huyết áp ở bắp tay, tay để chéo ngang ngực.
Đọc kết quả: huyết áp tối đa/tâm thu (120), huyết áp tối thiểu/tâm trương (80) và nhịp tim (60 lần/phút).
 
Chỉ số bao nhiêu được cho là cao huyết áp
 
Đo bắp tay: Ngồi thẳng lưng, chân đặt song song trên sàn nhà. Băng quấn túi hơi nằm vùng trên khuỷu tay, ngang với tim. Dây đo ống nghe đặt lên động mạch cánh tay.
Đọc kết quả: huyết áp tối đa/tâm thu (101), huyết áp tối thiểu/tâm trương (62) và nhịp tim (74 lần/phút).

Làm thế nào để biết mình bị cao huyết áp?

 Vì cao huyết áp thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng, vì vậy cách duy nhất để biết nếu bạn bị cao huyết áp là sử dụng máy đo huyết áp Omron tại nhà. Tuy nhiên, số đo cao, không nhất thiết có nghĩa là bạn bị cao huyết áp. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn, do đó bác sĩ cần theo dõi số đo nhiều ngày để theo dõi xem, liệu số đo huyết áp đó có cao kéo dài theo thời gian, hay chỉ là trong ngày. Đôi khi những người có huyết áp rất cao nói rằng họ thấy xuất hiện những cơn đau đầu, nhưng tốt nhất là đến gặp bác sĩ nếu bạn đang nghi ngờ tình trạng sức khỏe của mình có thể là cao huyết áp.
 
Theo nhiều nghiên cứu y học cho thấy, những người có nguy cơ bị cao huyết áp bao gồm những người tuổi cao, người mắc bệnh thận, bệnh tuyến giáp, người béo phì, thừa cân, người có những lối sống không lành mạnh (hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng thực phẩm nhiều cholesterol, lười vận động…). Một số nghiên cứu khác chỉ ra nguyên nhân cao huyết áp có thể do di truyền, do dân tộc hoặc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể làm tăng huyết áp.
 
Bạn có thể không nhận thấy triệu chứng cụ thể, nhưng cao huyết áp có thể gây tổn hại vĩnh viễn đến tim, não, mắt và thận trước khi bạn cảm thấy bất cứ điều gì. Cao huyết áp thường xuyên có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và suy tim, đột quỵ, suy thận, và các hậu quả về sức khỏe.
 
Chỉ số bao nhiêu được cho là cao huyết áp
 
 
Cao huyết áp thường phát triển trong nhiều năm. May mắn thay, cao huyết áp có thể dễ dàng phát hiện. Khi một bệnh nhân biết mình bị cao huyết áp, có thể khám bác sĩ để được chỉ định.
 
Nếu huyết áp của bạn bình thường, hãy duy trì hoặc áp dụng một lối sống lành mạnh có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự khởi phát của bệnh cao huyết áp hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Nếu huyết áp của bạn không bình thường, một lối sống lành mạnh – đôi khi cần sử dụng thuốc hỗ trợ ổn định huyết áp – có thể giúp kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ biến chứng đe dọa tính mạng.
 
Hãy gửi những thông điệp này đến người thân và bạn bè, sieu thi suc khoe chúc các bạn luôn có một sức khoẻ tốt nhất. Và đừng quên theo dõi những thông tin bổ ích khác của chúng tôi nhé!