Một người sẽ không biết được mình có bị bệnh tiểu đường hay không nếu như không dựa vào chỉ số đường huyết. Nắm được những thông tin về chỉ số quan trọng này sẽ giúp bạn chủ động kiểm soát sức khỏe của mình, biết đâu là chỉ số đường huyết bình thường và an toàn, đâu là mức báo động bạn đã mắc bệnh tiểu đường.
Có thể bạn dễ bị tăng hoặc hạ đường huyết, nhưng đây chỉ là phỏng đoán nếu như bạn không được đo chỉ số đường huyết. Vì dấu hiệu mệt mỏi và choáng váng cũng thường xảy ra ở những người bị đái tháo đường và hạ đường huyết. Nguy hiểm hơn là, bạn không biết chỉ số đường huyết bao nhiêu thì đã chạm mốc nguy hiểm?
Chỉ số đường huyết ở mức bình thường
Trước khi biết được chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm đến tính mạng, thì bạn cần nhận biết ngưỡng an toàn hoặc cho phép là bao nhiêu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mức đường huyết được cho là ổn định ở cơ thể con người là vào khoảng:
- Trước bữa ăn: 5,0 – 7,2mmol/l,
- Sau khi dùng bữa: 2 giờ < 10mmol/l,
- Trước lúc đi ngủ: 6.0 – 8,3mmol/l.
Chỉ số đường huyết được mở rộng hơn khi bạn căn cứ vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Ví dụ, khi bạn đo đường huyết trong trạng thái đói (nhịn ăn vào khoảng 8 giờ liên tục) và đo được khoảng 126mg/dl, thì bạn đang có chỉ số đường huyết cao.
Hơn nữa, ở mỗi lứa tuổi, ngưỡng an toàn cũng khác nhau.
Tất cả chúng ta đều lo sợ đường huyết cao sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, một trong số đó là tiểu đường loại 2.
- Mức đường huyết thấp: dưới 70mg/dl (khoảng 3.9 mmol/l)
- Mức đường ở trạng thái đói nhưng được xem là bình thường: từ 60mg/dl đến 125mg/dl (từ 4 đến 7.2 mmol/l)
- Mức đường huyết vẫn còn nằm trong ngưỡng an toàn, ngay cả khi bạn đã dùng bữa no sau 2 giờ: từ 130mg/dl đến 180mg/dl (7,2 ->10 mmol/l)
- Ở mức báo động đỏ: từ 181mg/dl trở lên (nghĩa là 10.1mmol/l)
BẠN CẦN TƯ VẤN, HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI
0966.100.300 – 0969.100.300
0973.511.400 – 0962.200.400