Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc đái tháo đường thai kỳ. Nếu chỉ số tiểu đường cao sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé. Vậy chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là an toàn với bà bầu?

Để biết bà bầu có bị đái tháo đường thai kỳ hay không, cách xác định chính xác nhất là dựa trên chỉ số tiểu đường thai kỳ là bao nhiêu. Nếu sau khi đo, kết quả vượt ngưỡng an toàn tức là mẹ đã bị tiểu đường. Lúc này mẹ cần biết cách ổn định lượng đường huyết trong máu, tránh để tình trạng bệnh nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và bé.

Chỉ số tiểu đường là gì?

Chỉ số tiểu đường (chỉ số đường huyết) được viết tắt là GI (Glycemic Index). Đây là chỉ số phản ánh nồng độ đường huyết trong máu và được tính bằng đơn vị mg/dl hoặc mmol/L. Dựa vào chỉ số này bà bầu có thể biết mình có bị tiểu đường hay không?

GI sẽ cho kết quả khác nhau ở từng thời điểm trong ngày. Do đó bà bầu nên đo trước khi ăn, sau ăn và lúc đói để so sánh và có kết quả chính xác nhất.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ với các mẹ bầu

Tiểu đường thai kỳ khi nhắc đến tên chắc hẳn “bà bầu” nào cũng phải sợ. Cứ 5 người mang bầu sẽ có 1 người bị bệnh tiểu đường. Tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị tiểu đường vì trong giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ rất cao để nuôi đứa bé trong bụng.Sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến cho người mẹ thèm ăn, ăn không kiểm soát, tăng kí nhanh, lượng Isulin tiết ra không chuyển hóa được hết chất đường bột gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ.Từ tiểu đường thai kỳ không kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tiểu đường Type 2 và trở thành bệnh mãn tính.

Chỉ số xét nghiệm tiểu đường với phụ nữ mang thai

–    Đường huyết lúc đói: 70,9 mg/dL ± 7,8 (3,94 mmol/L ± 0,43)

–    Đường huyết một giờ sau ăn:  108.9 mg/dL ± 12.9 (6.05mmol/L ± 0.72)

–    Đường huyết hai giờ sau ăn: 99.3 mg/dL ± 10.2 (5.52mmol/L ± .57)

Đây là chỉ số tiểu đường thai kỳ ở mức bình thường. Kết quả xét nghiệm có ít nhất 2 lần vượt qua chỉ số trên thì người mẹ sẽ bị kết luận mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Hậu quả của căn bệnh tiểu đường thai kỳ

Đối với người mẹ:

  • Có nguy cơ mổ lấy thai do thai to
  • Bị phù
  • Tăng huyết áp
  • Bị chuyển biến thành đái tháo đường Type 2
  • Tiền sản giật

Đối với thai nhi:

  • Đa ối
  • Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu
  • Nguy cơ dị tật bẩm sinh
  • Trẻ sinh ra bị vàng da kéo dài, hạ canxi máu, nhiễm trùng đường huyết…

Tuy nhiên, cá mẹ bầu đừng quá lo lắng về căn bệnh này vì có đến 90% trường hợp mắc bệnh nhờ có chế độ ăn uống vận động hợp lý mà đến giai đoạn sinh nở mẹ tròn con vuông.

BẠN CẦN TƯ VẤN, HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI

0966.100.300 – 0969.100.300
0973.511.400 – 0962.200.40