Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet: Diabetes & Endocrinology cho thấy chiều cao của bạn có thể là một yếu tố dự đoán về nguy cơ bệnh tim, tiểu đường týp 2 và ung thư.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người cao có nguy cơ bị bệnh tim và tiểu đường týp 2 thấp hơn nhưng có nguy cơ bị ung thư cao hơn, ngay cả khi không tính đến cân nặng. Cứ tăng mỗi 6,5cm chiều cao, nguy cơ tử vong vì bệnh tim giảm 6%. Tuy nhiên nguy chết vì ung thư lại tăng 4%.
Các tác giả cho rằng sự gia tăng chiều cao là do dinh dưỡng dư thừa từ những loại thực phẩm nhiều calo có nhiều protein động vật ở những giai đoạn sống khác nhau. Trong tử cung, những gien chịu trách nhiệm về chiều cao có thể bị ảnh hưởng bởi điều này. Cụ thể, các nhà khoa học cho rằng rằng yếu tố tăng trưởng giống insulin 1 và 2 (phần hệ thống yếu tố tăng trưởng giống insulin điều tiết sự tăng trưởng và phát triển của bào thai) có thể được hoạt hóa, khiến cơ thể nhạy cảm hơn với insulin. Và điều này khiến bạn có nguy cơ phát triển một số bệnh.
Dữ liệu nghiên cứu cũng cho thấy những người cao nhạy với insulin hơn và có hàm lượng mỡ trong gan thấp hơn, điều này giải thích tại sao họ có nguy cơ bị bệnh tim mạch và tiểu đường týp 2 thấp hơn. Nhưng sự hoạt hóa các yếu tố tăng trưởng giống insulin có thể cũng liên quan tới tăng nguy cơ ung thư như ung thư vú, ung thư đại tràng và u hắc tố vì sự tăng trưởng tế bào trong cơ thể được kích hoạt vĩnh viễn (và các tế bào quá hoạt có thể dẫn tới ung thư).
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh và chiều cao chỉ là một trong những yếu tố này.
Cụ thể, cân nặng có thể là vấn đề còn tranh cãi đối với bệnh tim và tiểu đư0ng týp 2. Những người dù có chiều cao như thế nào cũng có nguy cơ thừa cân.
Duy trì tập luyện lành mạnh thường xuyên cũng quan trọng vì nó giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm hàm lượng insulin, giảm tỷ lệ các yếu tố tăng trưởng giống insulin sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Và may mắn thay, tập luyện, không giống như chiều cao, là yếu tố bạn có thể kiểm soát để giảm nguy cơ mắc bệnh.