Bạn đã từng nghe qua cụm từ Huyết áp trung bình bao giờ chưa? Nếu bạn đang thắc mắc huyết áp trung bình là gì và muốn biết cách tính huyết áp trung bình hãy tham khảo qua bài viết này của Siêu Thị Sức Khỏe Gia Đình.
Mục Lục:
Huyết áp trung bình là gì?
Cách tính huyết áp trung bình động mạch MAP
Cách tính huyết áp trung bình trên thực tế
Huyết áp trung bình ở từng độ tuổi
Những lưu ý về cách đo huyết áp đúng để có chỉ số chuẩn xác
Các yếu tố gây ảnh hưởng đến huyết áp là gì?
Tại sao nên theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà?
Huyết áp trung bình là gì?
Huyết áp trung bình (Mean Arterial Pressure – MAP – hay còn gọi là Huyết áp động mạch trung bình) là áp lực trung bình của động mạch trong một chu kỳ tim.
Huyết áp trung bình của người bình thường sẽ dao động trong khoảng 90/60 mmHg đến 140/90 mmHg.
Bấm xem các dòng kiểm tra huyết áp nên sử dụng tại nhà tại link
Chỉ số huyết áp trung bình (MAP) dùng để đánh giá tình trạng lưu thông máu của các bộ phận trong cơ thể, chỉ số này thường được dùng trong hồi sinh cấp cứu.
Huyết áp trung bình động mạch bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 70-95 mmHg.
Nếu chỉ số huyết áp trung bình động mạch dưới 70 mmHg có nghĩa là độ lưu thông máu vào các bộ phận trong cơ thể bị giảm.
Cách tính huyết áp trung bình động mạch MAP
MAP = (CO x SVR) + CVP (*)
Chú thích:
- Cung lượng tim (CO).
- Sức cản ngọai biên (SVR).
- Áp suất tĩnh mạch trung tâm.
Cách tính huyết áp trung bình trên thực tế
Mặc dù chúng ta có công thức tính huyết áp trung bình như trên. Song trên thực tế, người ta không tính MAP bằng cách đo cung lượng tim và sức cản ngoại biên mà bằng cách đo trực tiếp hay gián tiếp áp suất động mạch.
Chính vì thế, ta có cách tính huyết áp trung bình ước lượng bằng công thức:
Huyết áp trung bình động mạch = huyết áp tâm trương + 1/3 (huyết áp tâm thu – huyết áp tâm trương)
Hay:
MAP (ước lượng) = DP + 1/3 (SP – DP) (*)
Trong đó:
- SP là Huyết áp tâm thu (số lớn).
- DP là Huyết áp tâm trương (số nhỏ).
Ví dụ, huyết áp tâm thu là 120 mmHg, huyết áp tâm trương là 80 mmHg, áp huyết trung bình động mạch ước lượng bằng 93 mmHg.
Huyết áp trung bình ở từng độ tuổi
Mỗi năm, chỉ số huyết áp trung bình ở mỗi người sẽ có sự thay đổi. Chính vì điều này, mọi người cũng không nên quá lo lắng về sự thay đổi huyết áp của mình.
Cùng tham khảo qua chỉ số huyết áp trung bình theo từng độ tuổi dưới đây:
1 đến 12 tháng, huyết áp tối thiểu là 75/50 mmHg – huyết áp trung bình là 90/60 mmHg – huyết áp tối đa là 100/75 mmHg.
Từ 1 đến 5 tuổi, huyết áp tối thiểu là 80/55 mmHg – huyết áp trung bình là 95/65 mmHg – huyết áp tối đa là 110/79 mmHg.
Từ 6 đến 13 tuổi, huyết áp tối thiểu là 90/60 mmHg – huyết áp trung bình là 105/70 mmHg – huyết áp tối đa là 115/80 mmHg.
Từ 14 đến 19 tuổi, huyết áp tối thiểu là 105/73 mmHg – huyết áp trung bình là 117/77 mmHg – huyết áp tối đa là 120/81 mmHg.
Từ 20 đến 24 tuổi, huyết áp tối thiểu là 108/75 mmHg – huyết áp trung bình là 120/79 mmHg – huyết áp tối đa là 132/83 mmHg.
Từ 25 đến 29 tuổi, huyết áp tối thiểu là 109/76 mmHg – huyết áp trung bình là 121/80 mmHg – huyết áp tối đa là 133/84 mmHg.
Từ 30 đến 34 tuổi, huyết áp tối thiểu là 110/77 mmHg – huyết áp trung bình là 122/81 mmHg – huyết áp tối đa là 134/85 mmHg.
Từ 35 đến 39 tuổi, huyết áp tối thiểu là 111/78 mmHg – huyết áp trung bình là 123/82 mmHg – huyết áp tối đa là 135/86 mmHg.
Từ 40 đến 44 tuổi, huyết áp tối thiểu là 112/79 mmHg – huyết áp trung bình là 125/83 mmHg – huyết áp tối đa là 137/87 mmHg.
Từ 45 đến 49 tuổi, huyết áp tối thiểu là 115/80 mmHg – huyết áp trung bình là 127/84 mmHg – huyết áp tối đa là 139/88 mmHg.
Từ 50 đến 54 tuổi, huyết áp tối thiểu là 116/81 mmHg – huyết áp trung bình là 129/85 mmHg – huyết áp tối đa là 142/89 mmHg.
Từ 55 đến 59 tuổi, huyết áp tối thiểu là 118/82 mmHg – huyết áp trung bình là 131/86 mmHg – huyết áp tối đa là 144/90 mmHg.
Từ 60 đến 64 tuổi, huyết áp tối thiểu là 121/83 mmHg – huyết áp trung bình là 134/87 mmHg – huyết áp tối đa là 147/91 mmHg.
Những lưu ý về cách đo huyết áp đúng để có chỉ số chuẩn xác
Muốn đo huyết áp đúng, mọi người cần lưu ý một số điều sau:
- Trước khi đo huyết áp, nên chọn tư thế thoải mái nhất, ngồi hoặc nằm.
- Trước khi đo bạn nên thư giãn ít nhất 5 phút.
- Không đo huyết áp ngay sau khi vận động mạnh, mệt mỏi, quá no hoặc quá đói.
- Không nói chuyện trong lúc đo huyết áp.
- Khi đo lần đầu nên đo huyết áp cả hai tay, chọn bên có huyết áp cao hơn để so sánh với những lần sau.
- Nên đo huyết áp mỗi ngày 2 lần, buổi sáng trước khi ăn và chiều sau bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ.
Huyết áp nếu không được xử trí sớm sẽ dễ dẫn đến các biến chứng bệnh tim mạch nguy hiểm.
Tốt nhất, khi phát hiện huyết áp ở mức cao, ngay lập tức đến gặp bác sỹ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Các yếu tố gây ảnh hưởng đến huyết áp là gì?
Chỉ số huyết áp có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên dưới đây:
- Hút thuốc lá.
- Bệnh lý tim mạch.
- Bệnh lý thần kinh.
- Béo phì hoặc dư cân.
- Đái tháo đường.
- Thiếu hoạt động thể lực.
- Công việc đòi hỏi phải ngồi lâu.
- Lượng muối ăn vào nhiều.
- Uống rượu nhiều.
- Thiếu hụt viatmin D.
- Thiếu hấp thu calci, kali, magiê.
- Các rối loạn về thận và đường tiết niệu.
- Tiền sản giật ở phụ nữ mang thai.
- Sử dụng các loại thuốc.
- Các yếu tố về tâm lý như stress, giận dữ, sợ hãi, lo lắng,…
Tại sao nên theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà?
Vậy nên, việc đo huyết áp nhiều lần là rất quan trọng.
Mỗi gia đình nên trang bị riêng một chiếc máy đo huyết áp tại nhà để giúp theo dõi tình trạng sức khoẻ của các thành viên trong gia đình.
Nên nhớ rằng, khi đo huyết áp cho ra kết quả huyết áp cao chưa hẳn là bạn bị cao huyết áp.
Hoặc ngược lại, khi đo huyết áp cho ra kết quả bình thường cũng chưa thể khẳng định rằng bạn không bị cao huyết áp hay huyết áp thấp.
Khi tự theo dõi huyết áp tại nhà, bạn nên theo dõi huyết áp chặt chẻ và thường xuyên để kịp thời phát hiện cao huyết áp. Bởi cao huyết áp ở giai đoạn mới khởi phát sẽ dễ có các biện pháp chữa trị hơn, điều trị kịp thời có thể để bệnh không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ về sau.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về huyết áp trung bình là gì, cách tính huyết áp trung bình, huyết áp trung bình ở từng độ tuổi, các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp,… Mong rằng sẽ giúp ích được bạn trong việc theo dõi tình trạng huyết áp và điều trị huyết áp được tốt hơn.
Các từ khoá liên quan:
- huyết áp như thế nào là bình thường
- số đo huyết áp bình thường là bao nhiêu
- huyết áp bình thường của người già
- huyết áp trung bình là bao nhiêu
* Nguồn tham khảo Tại đây