Chỉ số đường huyết của thực phẩm rất cần lưu ý và kiểm soát, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc có tiền sử, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Chỉ số đường huyết trong cơ thể người luôn cần duy trì ở trạng thái ổn định, ở một mức an toàn để cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân tiểu đường, chỉ số đường huyết này đặc biệt tăng quá cao và cần kiêng khem cực kỳ nhiều về ăn uống. Như thế không có nghĩa là người không mắc bệnh sẽ được ăn uống bừa bãi vì họ vẫn có thể có nguy cơ mắc bệnh về sau. Chỉ số đường huyết của thực phẩm sẽ cho chúng ta dựa vào đó để kiểm soát nên ăn gì và liều lượng nhiều hay ít. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin về chỉ số đường huyết của thực phẩm.

Chỉ số đường huyết của thực phẩm

Chỉ số đường huyết của thực phẩm

Chỉ số đường huyết của thực phẩm là gì?

Nếu chỉ số đường huyết ở người và động vật sống chỉ lượng đường trong máu thì chỉ số đường huyết của thực phẩm lại phản ánh mức độ tăng đường huyết khi ta ăn và tiêu hóa thực phẩm đó.

Rất nhiều người nhầm lẫn rằng chỉ số đường huyết của thực phẩm là lượng đường vào trong máu khi ta ăn thực phẩm đó là không đúng. Cách hiểu này gây ra nhiều hiểu lầm và sợ hãi khi người dùng quan sát thấy có những thực phẩm có chỉ số đường huyết quá cao đến mức gây tử vong.

Các bạn nên tìm nguồn tin và cách hiểu chính xác của từng thuật ngữ để tránh những hiểu lầm đáng tiếc.
Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số đường huyết của thực phẩm

Một ngày, mỗi người đều hấp thu, tiêu hóa rất nhiều thực phẩm vào máu. Tuy nhiên, mức độ làm tăng đường huyết trong cơ thể sẽ phục thuộc vào loại thực phẩm, số lượng thực phẩm, thành phần có trong thực phẩm và cả cách chế biến nữa.

Mức độ làm tăng đường huyết của thực phẩm được đánh giá qua chỉ số đường huyết của thực phẩm – GI (Glycemic Index) có thang điểm từ 15 – 100, trong đó glucose đạt 100 điểm, khối lượng thực phẩm chuẩn hóa là 50 g .

Phân nhóm thực phẩm theo chỉ số đường huyết của thực phẩm

GI từ mức 55 trở xuống – Nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp tức là khả năng làm tăng đường huyết chậm. Người bị bệnh tiểu đường nên sử dụng nhóm thực phẩm này bao gồm: sữa chua không đường, sữa đã lọc bớt chất béo, đào, táo, xoài, đậu nành, đậu trắng, đậu phộng và các loại cá.

GI trong khoảng từ 56 – 69 (Chỉ số đường huyết trung bình): Người bệnh đái tháo đường cần hạn chế sử dụng nhóm thức ăn này bao gồm: bánh mì, cơm, khoai tây, gạo, bánh bột gạo, nước uống có đường, dứa, gạo lứt, cam, chuối, sữa chua có đường …

GI từ mức 70 trở lên có chỉ số đường huyết cao làm tăng đường huyết trong cơ thể người rất nhanh chóng. Nhóm thực phẩm này người mắc bệnh tiểu đường nên tránh càng xa càng tốt, bao gồm: dưa hấu, quả ngâm đường, hoa quả sấy khô, nước mía, thức uống có cồn, bánh kẹo ngọt, mật ong, đường …

Một số loại thức ăn khi được chế biến sẽ tăng chỉ số đường huyết của thực phẩm, điển hình như cà rốt có GI = 30 nhưng sau khi luộc thì GI = 85 tăng lên rất nhiều.

Đo lường chỉ số đường huyết của thực phẩm

Đo lường chỉ số đường huyết của thực phẩm

Làm sao để kiểm soát chỉ số đường huyết của thực phẩm khi ăn?

Chỉ số đường huyết của thực phẩm chỉ có thể biết qua những tài liệu đã được nghiên cứu và công khai kết quả chứ người tiêu dùng bình thường không đo được.

Tuy nhiên, chúng ta có thể đo được đường huyết trong cơ thể chúng ta tại nhà bằng máy đo đường huyết. Bạn có thể mua được máy đo đường huyết tại những địa chỉ chuyên bán sản phẩm, thiết bị tốt cho sức khỏe chất lượng và uy tín như https://sieuthisuckhoe.vn/.

>> Xem thêm: Máy đo đường huyết Beurer GL50 Đức 3 trong 1 (mới nhất)

Tại đây, bạn có thể được tư vấn chi tiết về cách sử dụng thiết bị. Hàng ngày, bạn sử dụng máy để đo lượng đường huyết có trong cơ thể và so sánh với mức an toàn để thấy được sự thay đổi và lựa chọn thực phẩm cho hợp lý. Đồng thời, kiểm tra hàng ngày giúp bạn chủ động hơn và xử lý kịp thời khi đường huyết đột ngột thay đổi.