Nên kiểm tra đường huyết bao nhiêu ngày/lần hay bao nhiêu lần/ngày? Nên thử tiểu đường cách bao nhiêu ngày? Thời điểm đo đường huyết lý tưởng là lúc nào? Khoảng cách giữa 2 lần thử đường huyết bao lâu?
Trên đây là tổng hợp những câu hỏi thường gặp của không ít người lần đầu tiên sử dụng máy đo đường huyết. Trong bài viết này, Sieuthisuckhoe.vn sẽ giải đáp các thắc mắc xoay quanh vấn đề nên thử đường huyết cách bao nhiêu ngày.
Các chuyên gia y tế luôn khuyến khích mỗi gia đình nên trang bị một chiếc máy thử đường huyết trong nhà. Điều này sẽ giúp tiết kiệm được thời gian đến các cơ sở y tế mỗi lần muốn đo đường huyết. Và đồng thời tạo điều kiện để mọi người có thể tự theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân ngay tại nhà.
Một số kiến thức cần biết về chỉ số đường huyết
Đường (glucose) là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời là nhiên liệu chính cho hệ thần kinh và tổ chức não. Đường huyết là một thuật ngữ chỉ hàm lượng đường có trong máu, viết tắt là GI (Glycemic Index).
Chỉ số đường huyết bình thường được y học đánh giá như sau:
– Khi mới thức giấc: Mức đường huyết dao động từ 90 – 130 mg/dL (khoảng 5 – 7 mmol/L).
– Trước khi ăn: Đường huyết ở mức 70 – 130 mg/dL (khoảng 4 – 7 mmol/L).
– Khoảng 2 giờ sau bữa ăn: Mức đường huyết dưới 180mg/dL (khoảng 10mmol/L).
– Trước lúc đi ngủ: Mức đường huyết từ 110 – 150mg/dL (khoảng 6 – 8 mmol/L)
Kết quả hiển thị khi tự đo đường huyết tại nhà
Tùy vào từng thời điểm và tình trạng sức khỏe của cơ thể, chỉ số đường huyết trong máu luôn thay đổi. Tuy nhiên, nếu đường huyết tăng lên hoặc giảm xuống quá nhiều so với mức độ bình thường thì nó đang báo hiệu sự bất thường của sức khoẻ con người, lúc này bạn cần quan tâm nhiều hơn đến chỉ số đường huyết của bản thân.
Cách đo chỉ số đường huyết đúng
Một chiếc máy đo đường huyết cơ bản gồm có: máy đo, que thử, kim lấy máu, bông gòn và cầm máu nơi chích. Nên tìm mua các sản phẩm này đều có thể tìm mua ở các quầy thuốc và cơ sở cung cấp thiết bị uy tín.
Quy trình đo chỉ số đường huyết cơ bản gồm có các bước:
1/ Rửa tay thật sạch với nước ấm và xà bông, sau đó lau cho thật khô. Chỉ một chút thức ăn, đường, nước dính trên ngón tay thì kết quả đo sẽ có thể bị sai. Ta có thể chùi đầu ngón tay với cồn, nhưng cần lau khô trước khi chích lấy máu.
2/ Ðặt mũi kim vào cán giữ kim.
3/ Lấy que thử khỏi hộp, và đậy hộp lại ngay, để tránh que khỏi bị ẩm vì hút hơi nước trong không khí. Ðôi khi que thử được cất giữ trong máy. Cần bảo đảm là que thử thích hợp với máy đo. Không dùng que thử từ chai đã nứt vỡ, quá hạn dùng.
4/ Chích ngay phía cạnh ngón tay. Ðừng chích đầu ngón tay vì sẽ lấy được rất ít máu và cũng đau hơn.
5/ Nhỏ giọt máu lên điểm chính của que thử. Ðể máu tự nhiên nhỏ xuống, đừng bóp vì kết quả sẽ khác đi. Một vài loại máy cho ta đặt que vào máy trước khi nhỏ giọt máu.
6/ Ðè cục bông gòn sạch lên chỗ kim chích để máu khỏi chảy nữa.
7/ Ðưa que thử vào máy cho tới khi nào cảm thấy đầu que đụng vào đáy của máy.
8/ Ðọc và ghi kết quả cũng như giờ thử máu để biết rõ lượng đường huyết trong ngày.
Thông tin tham khảo:
4 thời điểm đo đường huyết tốt nhất trong ngày
Hướng dẫn cách xem chỉ số đường huyết
Thời gian lý tưởng để đo đường huyết
Theo khuyến cáo của Hiệp hội tiểu đường Mỹ, người bệnh tiểu đường nên theo dõi đường huyết thường xuyên, tốt nhất là vào 4 thời điểm trong ngày như đã nêu trên:
- Khi vừa thức dậy.
- Trước khi ăn.
- Sau khi ăn 1-2 tiếng.
- Trước khi đi ngủ.
Lưu ý: Mỗi ngày nên đo vào cùng 1 thời điểm để dễ dàng so sánh, theo dõi đường huyết tăng giảm như thế nào.
Việc tự đo chỉ số đường huyết ở nhà sẽ tiện lợi và độ sai lệch tương đối ít nên hoàn toàn an tâm. Nên thay đổi vị trí lấy máu, tránh lấy máu 1 chỗ nhiều lần dễ gây đau nhức.
Kết luận
Bạn nên thường xuyên theo dõi lượng đường huyết trong cơ thể, hiện nay có nhiều loại máy đo đường huyết nên rất tiện lợi cho việc tự thử tiểu đường tại nhà. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích này đến người thân và bạn bè để giúp họ tự biết cách bảo vệ sức khỏe nhé.
Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt nhất!