Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu là vấn đề vô cùng quan trọng mà bất cứ ai cũng phải nắm, nhằm giữ mức đường huyết ổn định và tránh mắc phải những căn bệnh nguy hiểm liên quan.
Trong lĩnh vực y học, sức khỏe của con người được phản ánh thông qua rất nhiều chỉ số khác nhau. Trong đó, chỉ số đường huyết là 1 trong những chỉ số vô cùng quan trọng, phản ánh tình trạng đường trong máu của con người. Thông qua chỉ số này, chúng ta có thể biết được hàm lượng và mức độ cao hay thấp của đường huyết trong máu, từ đó có sự chẩn đoán về sức khỏe chính xác, cũng như điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lí hơn. Vậy chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu? Đường huyết quá cao hay quá thấp có thể ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của con người? Hãy cùng Siêu Thị Sức Khỏe Gia Đình tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Tầm quan trọng của chỉ số đường huyết
Mức đường huyết trong cơ thể của chúng ta quyết định rất lớn tới sức khỏe, thể trạng và tinh thần của con người. Thậm chí, mức đường huyết quá thấp hay quá cao còn có thể gây ra những căn bệnh nguy hiểm. Chính vì thế, chỉ số đường huyết là 1 trong những chỉ số vô cùng quan trọng mà chúng ta cần phải đo đạc và theo dõi thường xuyên.
Như vậy, chỉ số đường huyết phản ánh rất nhiều thông tin quan trọng về sức khỏe của chúng ta. Điều này cho thấy rằng, việc đo đạc, theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp chúng ta có thể biết được lượng đường trong máu của mình, từ đó có sự điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, hạn chế nguy cơ mắc phải các căn bệnh nghiêm trọng.
Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số đường huyết bình thường của người khỏe mạnh được thể hiện qua những con số dưới đây
- Đường huyết bình thường trong cơ thể khoảng 4 mmol (4 mmol/L hoặc 72 mg/dL)
- Khi hoạt động bình thường của cơ thể phục hồi chỉ số lượng đường trong máu ở khoản 4,4 – 6,1 mmol/L (82 – 110 mg/dL)
- Một khoảng thời 2 tiếng, sau khi ăn đường huyết có thể tăng tạm thời lên đến 7,8 mmol/L (140 mg/dL)
Để có thêm thông tin về ý nghĩa của các chỉ số đường huyết, bạn có thể tham khảo những con số được đề cập dưới đây
Các mức nồng độ đường huyết Trước bữa ăn 2 giờ sau bữa ăn
- Không bị tiểu đường: dưới 6,0 mmol / L (108 mg/dl) dưới 7,8 mmol / L (140 mg/dl)
- Tiền Đái tháo đường: từ 6,1-6,9 mmol / L (108-125 mg/dl) từ 7,8-11 mmol / L (140 to 199 mg/dl)
- Bệnh tiểu đường loại 2: từ 7 mmol / L (200 mg/dl) trở lên từ 11,1 mmol / L (200 mg/dl) trở lên
- Bệnh tiểu đường loại 1: từ 7 mmol / L (200 mg/dl) trở lên từ 11,1 mmol / L (200 mg/dl) trở lên
- Bệnh tiểu đường trẻ em w / loại 1: từ 7 mmol / L (200 mg/dl) trở lên từ 11,1 mmol / L (200 mg/dl) trở lên
Chỉ số đường huyết quá cao hay quá thấp ảnh hưởng tới sức khỏe?
Như vậy, nếu như lượng đường trong máu tăng lên quá cao, thì người bệnh có nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường. Trong khi đó, nếu như lượng đường xuống quá thấp, cơ thể của chúng ta sẽ không có đủ năng lượng để hoạt động 1 cách hiệu quả, khỏe mạnh và minh mẫn.
Chính vì thế, việc duy trì lượng đường huyết vừa phải, ổn định là điều vô cùng cần thiết. Bạn nên áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập điều độ để giữ lượng đường huyết vừa phải nhé.
Trên đây là 1 số chia sẻ về chỉ số đường huyết và các kiến thức liên quan nhằm giúp bạn đọc có thể giải đáp được thắc mắc chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu cũng như hiểu biết thêm về tầm quan trọng của chỉ số này đối với sức khỏe của con người.