Theo các chuyên gia của Trung tâm Y tế NYU Langone (Mỹ), mỗi năm có hơn 4 triệu người Mỹ bị mắc chứng táo bón thường xuyên, trong đó phụ nữ lại có tỷ lệ mắc chứng bệnh này cao gấp 3 lần.
 
Bệnh nhân bị táo bón cần kiêng ăn thực phẩm nào
 
Táo bón không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến tắc ruột già. Vì vậy, với những bệnh nhân mắc chứng bệnh này cần lưu ý tránh dùng những thực phẩm dưới đây:
 

Thịt đỏ

 
Có nhiều lý do để bạn nên hạn chế ăn thịt đỏ, trong đó có việc nó khiến bạn bị táo bón. Nguyên nhân là do thịt đỏ có nhiều chất béo, hệ tiêu hóa sẽ mất nhiều thời gian để xử lý. Đồng thời, thịt đỏ cũng chứa sắt và các sợi protein khó tiêu hóa làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón.
 
 

Thực phẩm chế biến

 
Thực phẩm chế biến có nhiều chất béo, làm chậm tiêu hóa và góp phần gây ra táo bón. Fructans được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm phổ biến như bánh mì, mì ống, bánh quy giòn liên quan đến khả năng gây ra triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy, táo bón.
 
Bệnh nhân bị táo bón cần kiêng ăn thực phẩm nào
 
Hãy bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như các loại trái cây, rau, đậu, các loại hạt, gạo nâu, lúa mì, yến mạch. Trung bình, một người cần khoảng 25-30 gam chất xơ mỗi ngày.
 

Rượu hay cà phê

 
Uống rượu có tác động gây kiềm chế tuyến yên tiết ra hormone chống lợi tiểu (ADH). ADH tác động lên quá trình tái hấp thu nước của thận, vì vậy khi bị ức chế, nồng độ ADH giảm, thận không tái hấp thu lại nước và sản xuất ra nhiều nước tiểu hơn.
 
Tiểu nhiều có thể dẫn đến tình trạng mất nước và làm cho các triệu chứng táo bón nặng hơn. Tương tự như vậy, các loại thức uống có chứa cafein làm mất nước gây ra táo bón.
 

Chuối

 
Trong khi chuối xanh có thể gây táo bón thì chuối chín lại giúp giảm các triệu chứng của bệnh. Chuối xanh chứa rất nhiều tinh bột, do đó khiến cơ thể trở nên khó tiêu hóa. Nó cũng chứa pectin giúp hút nước từ thành ruột về phía lòng ruột. Do vậy, người bệnh đang bị mất nước ăn chuối xanh có thể làm tình trạng xấu hơn.
 
 
Bệnh nhân bị táo bón cần kiêng ăn thực phẩm nào
 

Bổ sung sắt hoặc canxi

 
Bổ sung sắt và canxi có thể gây táo bón vì chúng có thể làm chậm các cơn co thắt của hệ thống tiêu hóa. Việc bổ sung các loại vitamin cần được chỉ định của bác sỹ.
 

Uống nhiều sữa

 
Uống lượng lớn sữa và các sản phẩm từ sữa như pho mát là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Đường lactose trong sữa có thể làm tăng khí và gây đầy hơi.
 

Lười tập thể dục

 
Tập thể dục có tác dụng điều tiết cơ thể. Mức độ hoạt động thể chất thấp là một yếu tố chính gây táo bón. Điều này có thể liên quan đến chuyển động ruột giảm và lưu lượng máu ít vào ruột.
 
Tập thể dục sẽ làm tăng lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng của cơ thể, bao gồm cả đường tiêu hóa và làm tăng sự trao đổi chất. Đi bộ, chạy, đạp xe, bơi lội, yoga… có thể chống lại táo bón.
 
 

Thuốc giảm đau

 
Một số loại thuốc có thể gây táo bón, trong đó có thuốc giảm đau như ibuprofen và naproxen. Thay thế bằng acetaminophen sẽ giúp tiêu hóa được thực hiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên, lưu ý cần tham khảo ý kiến của các bác sỹ.
 
Bệnh nhân bị táo bón cần kiêng ăn thực phẩm nào
 

Lạm dụng thuốc nhuận tràng

 
Việc sử dụng thuốc nhuận tràng kéo dài có thể khiến đường ruột mất khả năng co bóp. Đây chỉ là một trong các tác dụng phụ liên quan đến sử dụng thuốc nhuận tràng kéo dài, trong đó bao gồm sự mất cân bằng điện giải, co giật, rối loạn nhịp tim, đau nhức cơ bắp… Để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng đúng liều lượng được ghi trong nhãn mác sản phẩm và lưu ý với bất cứ loại thuốc nhuận tràng nào không nên dùng quá 1-2 tuần mà không có chỉ định của bác sỹ.
 
Nếu bạn đang phải gánh chịu sự khổ sở do căn bệnh táo bón gây ra, điều tốt nhất nên làm là hạn chế dùng những thực phẩm trên. Tuân thủ theo nguyên tắc trên để luôn có một sức khoẻ tốt nhất, và đừng quên chia sẻ những thông tin bổ ích này đến bạn bè người thân của mình.