Do cuộc sống trở nên bận rộn như hiện nay, nhiều người đã chọn mì tôm làm bữa sáng để giảm bớt thời gian và chi phí. Không những ăn mì tôm thường xuyên, nhiều gia đình còn chọn chúng làm thức ăn trong bữa chính của cả nhà.
 
Cơ thể chúng ta nếu muốn khoẻ mạnh, tránh mệt mỏi thì cần bổ sung đầy đủ 6 chất: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Trong khi đó, mì tôm với thành phần chủ yếu là carbohydrate – rất độc hại cho cơ thể, nếu cơ thể không được bổ sung đủ chất sẽ rất dễ mắc bệnh.
 
Việc ăn mì nhiều, thường xuyên, sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, kể cả những gói mỳ cao cấp.
 
Sự thật về những tác hại khôn lường khi ăn mì tôm
 

Dưới đây là những tác hại của mì tôm có thể gây bệnh cho cơ thể:

 

Làm suy giảm hệ thống miễn dịch

 
Mì ăn liền được phủ một lớp sáp để ngăn chặn việc chúng bị dính lại với nhau. Để thấy rõ điều này chỉ cần quan sát khi cho nước nóng vào mì. Sau một thời gian sáp sẽ nổi trên mặt nước.
 
Tiêu chuẩn Codex cũng cho phép sử dụng tới 10.000 mg/kg hóa chất propylene glycol – một thành phần chống đông tương tự chất giữ ẩm (giúp giữ ẩm để ngăn chặn mì không bị khô) trong mì ăn liền. Propylene glycol sẽ dễ dàng được cơ thể hấp thụ và tích tụ trong tim, gan và thận gây ra những bất thường và hư tổn. Hóa chất này cũng có khả năng làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
 
Mì ăn liền và gói bột gia vị cũng chứa một lượng lớn bột ngọt (MSG). Đó là chất tăng cường hương vị được các nhà sản xuất sử dụng để làm cho mì có hương vị tôm hay thịt bò. Và 1-2 % dân số có khả năng dị ứng với loại bột ngọt này. Người bị dị ứng với bột ngọt sẽ có cảm giác bỏng rát, tức ngực, đỏ bừng mặt hay đau và nhức đầu.
 
 

Gây tổn thương thận và đột quỵ

 
Tiêu thụ lượng natri lớn có liên quan đến bệnh đột quỵ hoặc tổn thương thận. Tại Malaysia, ước tính có khoảng 13.000 bệnh nhân phải lọc thận. Mỗi năm có 2.500 người được liệt vào danh sách những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Và mỗi giờ, ở Malaysia lại có 6 trường hợp bệnh nhân mới bị đột quỵ.
 
Sự thật về những tác hại khôn lường khi ăn mì tôm
 

Gây ung thư

 
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, muối, chất béo bão hòa… ăn mì tôm trong thời gian dài dễ gây táo bón, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư, nguy cơ nhất là ung thư trực tràng.
 

Gây bệnh tiểu đường, tim mạch

 
Thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn sẽ gặp nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng cực kỳ có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.
 
 

Hại thận, gây sỏi thận

 
Một thành phần có mặt trong mỗi gói mì ăn liền mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra chính là muối. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.
 
Sự thật về những tác hại khôn lường khi ăn mì tôm
 
Ngoài ra, mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một trong những chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.
 

Ăn mì đúng cách

 
– Tuyệt đối không ăn “mỳ úp”, nên luộc bỏ nước đầu, nấu mì với nước lần 2 và các thực phẩm kết hợp khác.
– Nên vứt bỏ gói gia vị, vì trong đó tích nhiều dầu mỡ, vì nếu ăn vào dễ gây béo phì, tim mạch…
– Thêm rau xanh để giảm tối đa lượng chất béo thừa.
– Nên bổ sung mỗi bát mì từ 25-30 gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm…
 
 
Hãy chia sẻ những thông tin này đến người thân để họ hiểu rõ hơn về tác hại khôn lường khi ăn mì gói, hãy chuẩn bị một bữa ăn đầy đủ các chất cho gia đình để không phải hối tiếc về sau bạn nhé!