Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu ngủ như: thức đêm làm việc, không ngủ được, thói quen lướt Facebook, nuôi con nhỏ,… và khi cơ thể bị thiếu ngủ sẽ dẫn đến những hệ quả vô cùng xấu cho sức khoẻ bản thân.
 
Thận trọng với sức khoẻ khi bị thiếu ngủ
 

Dưới đây là những hệ quả do thiếu ngủ gây ra

 

Não làm việc không hiệu quả

 
Theo Reader’s Digest, không ngủ đủ giấc với bất cứ lý do gì (trực đêm, nuôi con nhỏ, lướt Facebook…) đều ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của não bộ. Tiến sĩ Richard Shane – chuyên gia về giấc ngủ và hành vi tại Mỹ – cho biết hình ảnh MRI cho thấy thiếu ngủ làm giảm lưu lượng máu đến vùng não điều khiển các quá trình tư duy, từ đó làm suy yếu dần khả năng giải quyết vấn đề, làm chậm tốc độ nhận thức, hạn chế khả năng suy nghĩ có tính xây dựng và suy luận logic. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng tìm thấy những người mất ngủ mãn tính có bộ não nhỏ hơn và nhẹ hơn so với những người được nghỉ ngơi đầy đủ.
 
 

Ảnh hưởng đến tim

 
Phát hiện mới nhất của Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã chỉ ra rằng người lớn ngủ ít hay nhiều hơn 8 tiếng vào ban đêm đều có ảnh hưởng xấu tới tim mạch. Những người ngủ dưới 6 tiếng/đêm trong 2 tuần sẽ có nguy cơ bị một cơn đau tim, đột quỵ và khả năng suy tim cao gấp 1,6 lần so với nhóm ngủ đủ 6-8 tiếng/đêm.
 
Thận trọng với sức khoẻ khi bị thiếu ngủ
 
Khi thiếu ngủ, hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, mạch máu bắt đầu co lại, huyết áp tăng cao, tạo áp lực thêm cho tim. Hơn thế nữa, khi thiếu ngủ, cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì mức đường huyết bình thường, và do đó cũng gây tác động xấu tới mạch máu và tim.
 

Đãng trí

 
Ảnh hưởng sâu sắc của thiếu ngủ là không có khả năng lưu giữ kỷ niệm. Ngủ không đủ giấc sẽ cản trở khả năng tập trung và học hỏi – điều cần thiết nhất để có thể ghi nhớ một cái gì đó. Theo nghiên cứu cho thấy giấc ngủ giúp tăng cường các kết nối thần kinh liên quan đến trí nhớ cũng như giúp củng cố những thông tin mới vào bộ não. Tiến sĩ Michael J. Breus, nhà tâm lý học lâm sàng về giấc ngủ đã giải thích giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh) có tác dụng giúp bộ não củng cố ký ức. Giấc ngủ REM cũng giúp chuyển thông tin từ bộ nhớ ngắn hạn vào bộ nhớ dài hạn. Do đó, thiếu ngủ cũng đồng nghĩa với việc bỏ lỡ giai đoạn REM, và bộ nhớ sẽ không thể hoạt động hiệu quả.
 
 

Trầm cảm

 
Một rối loạn tâm trạng liên quan đến chứng thiếu ngủ là trầm cảm. Một nghiên cứu tìm thấy mất ngủ mạn tính có khả năng làm phát triển bệnh trầm cảm. Ngoài ra, ngừng thở khi ngủ – một rối loạn về hơi thở trong khi ngủ cũng được liên kết với trầm cảm, và ngược lại những người bị trầm cảm cũng có nhiều khả năng bị mất ngủ.
 
Thận trọng với sức khoẻ khi bị thiếu ngủ
 

Cáu gắt bất thường

 
Mất ngủ làm ảnh hưởng đến tâm trạng, dễ tạo ra suy nghĩ tiêu cực và cảm xúc cũng trở nên khác thường. Một nghiên cứu đã chứng minh được rằng, nếu bạn cảm thấy cáu gắt sau một đêm không ngủ, đó là vì những cảm xúc này thể hiện đúng trạng thái của bộ não của bạn lúc bấy giờ: tổn hại và mệt mỏi. Nhóm nghiên cứu cũng đã xác định được cơ chế thần kinh chịu trách nhiệm quy định cảm xúc bị rối loạn và gia tăng lo lắng do thiếu ngủ. Việc mất ngủ làm cho não bộ bị tăng cường quá trình xử lý các hình ảnh có liên quan đến cảm xúc. Do đó, nó cản trở não thực hiện các chức năng khác.
 
 

Tăng cân

 
Nghiên cứu cho thấy tăng cân là một tác dụng phụ không mong muốn của việc thiếu ngủ. Nhiều bằng chứng cho thấy thiếu ngủ làm tăng lượng hormone Ghrelin – hormone kích thích thèm ăn, từ đó thúc đẩy quá trình sản xuất chất béo, cơ thể dần dần phát triển. Đồng thời làm giảm mạnh Leptin – loại hormone đảm nhận nhiệm “báo” no trong cơ thể. Lượng Leptin thấp cũng khiến bạn luôn cảm thấy thèm ăn ngay cả khi bụng đã no căng và hậu quả từ việc này là bạn có nhiều nguy cơ bị tăng cân.
 
Thận trọng với sức khoẻ khi bị thiếu ngủ
 

Da xấu

 
Thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, mà chúng còn ảnh hưởng đến độ ẩm của làn da, làm mất đi sự cân bằng độ pH của da, đó là lý do vì sao thiếu ngủ khiến da sạm đi. Khi nồng độ pH giảm xuống cũng sẽ tạo ra sự mất cân bằng, khiến da không có khả năng tái tạo độ ẩm cần thiết, từ đó làn da sẽ bị khô hơn. Ngoài ra, nếu bạn ngủ ít, các mạch máu giãn ra cũng dễ dẫn đến thâm quầng mắt.
 
 
Vừa rồi là những nguy hiểm từ việc thiếu ngủ, thức khuya gây nên. Mong rằng với những thông tin này, bạn sẽ hạn chế tối thiểu việc thức khuya, ngủ không đủ giấc,… để giữ gìn sức khoẻ một cách tốt nhất. Chúc các bạn luôn vui khoẻ!