Lợi ích của Kali trong việc kiểm soát huyết áp

tác dụng của kali trong việc kiểm soát huyết áp

>>>Xem thêm: 13 cách kiểm soát huyết áp của bạn mà không cần dùng thuốc

Thực phẩm giàu kali rất quan trọng trong việc kiểm soát cao huyết áp vì kali giảm tác dụng của natri và bài tiết nó ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Kali cũng giúp giảm áp lực trong thành mạch máu của bạn, từ đó làm giảm huyết áp.

Kali trong chế độ ăn uống

kali trong chế độ ăn uống

Khối lượng kali nạp vào cơ thể người trưởng thành trung bình là 4.700 miligam mỗi ngày. Nếu bạn đang áp dụng chế độ ăn kiêng DASH (Chế độ ăn uống để kiểm soát và ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp) gồm các loại trái cây, rau, thực phẩm và cá không hoặc ít chất béo (1%) và cá là nguồn tự nhiên tốt.

Các loại thực phẩm giàu kali khác gồm:

  • Quả mơ và nước ép mơ
  • Sữa không béo hoặc ít chất béo (1%)
  • Sữa chua không béo
  • Bưởi và nước bưởi
  • Nấm
  • Cam và nước cam
  • Hạt đậu
  • Rau bina
  • Cà chua, nước ép cà chua và sốt cà chua
  • Cá ngừ
  • Chuối
  • Khoai lang

Kali chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch kiểm soát huyết áp của bạn

lợi ích của kali

>>Xem thêm: 4 cách tự nhiên vô cùng hiệu quả giúp giảm huyết áp nhanh chóng

Mặc dù kali có thể kiềm hãm natri để tránh nguy cơ tăng huyết áp. Tuy nhiên, bạn nên kết hợp vừa nạp kali vào cơ thể vừa giảm lượng muối tiêu thụ hằng ngày. Bên cạnh đó, bạn còn phải có một kế hoạch ăn uống lành mạnh và siêng tập thể dục.

Nếu nạp quá nhiều kali thì có tốt không?

nạp kali quá nhiều có tốt không?

Nếu bạn nạp quá nhiều kali vào cơ thể sẽ gây hại cho người bị rối loạn thận. Khi thận không thể loại bỏ kali ra khỏi máu sẽ gây tích tụ kali máu gây ra tình trạng tăng kali trong máu dẫn đến đau bụng, ngất xỉu và các triệu chứng bất thường khác.

Xem thêm: Bị bệnh cao huyết áp có dùng được hồng sâm không?